Ở bệnh nhân LNMTC, kinh nguyệt có lẫn những mảnh tế bào nội mạc tử cung không thoát ra ngoài cơ thể mà di chuyển ngược lên vòi tử cung, buồng trứng, khoang bụng... Người bị LNMTC có thể thấy rất nhiều triệu chứng khác nhau, tùy cơ quan có tế bào "lạc" đi tới. Tuy nhiên, lạc nội mạc chủ yếu xảy ra ở các vị trí buồng trứng, vòi tử cung, trong cơ tử cung và các tổ chức ở khoang bụng như: bàng quang, trực tràng...nên triệu chứng chủ yếu vẫn là đau bụng khi hành kinh.

Cơ chế gây vô sinh (chữa vô sinh) của bệnh là do biến dạng các tổ chức vùng chậu gây dính, co kéo, ảnh hưởng đến chức năng vòi tử cung, buồng trứng, tử cung. Mặt khác, cơ chế miễn dịch tế bào làm tăng số lượng đại thực bào, tế bào lympho trong đường sinh sản ở bụng khiến tinh trùng có thể bị tiêu diệt, ảnh hưởng đến sự thụ tinh, làm tổ của phôi, gây sảy thai sớm...

Điều trị nội khoa (dùng thuốc) được áp dụng cho các trường hợp bị đau bụng trong những ngày có kinh, đau bụng hạ vị, vô sinh (chữa vô sinh) , hoặc để hỗ trợ trước và sau khi phẫu thuật. Có nhiều thuốc điều trị, nhưng bệnh nhân cần cẩn trọng vì chúng có khả năng gây ra một số tác dụng phụ như: loãng xương, rối loạn kinh nguyệt, nam hóa... Với sự ra đời của phẫu thuật nội soi, điều trị ngoại khoa có khả năng gỡ dính, phá hủy các tổn thương, bóc tách hay cắt bỏ khối LNMTC... Tuy nhiên, sau phẫu thuật, tỉ lệ tái phát LNMTC khá cao. Với trường hợp nặng, bệnh nhân lớn tuổi hoặc đã có đủ số con mong muốn, bác sĩ có thể chỉ định cắt buồng trứng, cắt dây chằng tử cung, thậm chí cắt tử cung.

 

Nguyễn Hằng
(Theo Phụ nữ Việt Nam - Ngày 01/6/2011)

 

Bình luận