Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ không chỉ gây đau đớn và hạn chế vận động mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề, thậm chí tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.

Đĩa đệm ở cột sống cổ có chức năng là bộ phận giảm xóc, giúp cổ thực hiện các động tác như: cúi, ngửa, nghiêng, quay,... dễ dàng. Do một số yếu tố như chấn thương, mang vác nặng và sai tư thế hay thoái hóa,... nhân nhầy bên trong đĩa đệm sẽ lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí thoát ra ngoài, chèn ép tủy sống và các rễ thần kinh. TVĐĐ cột sống cổ thường diễn biến theo từng đợt, tuy nhiên, có thể khởi phát đột ngột sau một sang chấn cúi hoặc ưỡn cột sống cổ quá mức. Bệnh gây đau cột sống cổ, lan đến vai, đầu và cánh tay theo rễ thần kinh cổ, gây cảm giác tê bì. Nguy hiểm nhất là khi đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ, bệnh nhân có thể bị liệt.

Để điều trị TVĐĐ cột sống cổ, ngoài việc dùng các thuốc giảm đau như paracetamol, giảm đau chống viêm không steroid (diclofenac, meloxicam...), bác sĩ thường kết hợp với một số phương pháp điều trị như kéo dãn cột sống cổ, xoa nắn, từ trường, ion, chiếu tia hồng ngoại,... Các phương pháp này đều đạt kết quả nhất định nhưng lại có nhược điểm là ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, đường tiêu hóa,...

Nguyễn Dũng

Bình luận