Áp lực từ công việc, học tập trong xã hội hiện đại khiến thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của con người trở nên hạn chế và dẫn tới suy nhược thần kinh. Nếu không sớm điều trị, người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ sau này.

Suy nhược thần kinh hay kiệt quệ thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não khi tế bào não làm việc quá căng thẳng, dẫn đến quá tải và suy nhược, làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, nghỉ ngơi của cơ thể. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Theo thống kê, có tới 60-70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần bị hội chứng suy nhược thần kinh, với những triệu chứng ít khi người bệnh lưu ý như: đau đầu, mất ngủ, nghi bệnh, mệt mỏi đầu óc, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung… Nguy hiểm hơn, ở đối tượng trung niên là phụ nữ, nếu suy nhược thần kinh không được điều trị kịp thời có thể sẽ để lại di chứng suy giảm trí nhớ sau này.

kim thần khang - suy nhược thần kinh (Ảnh minh họa)

Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu tại Thụy Điển được tiến hành trên những người đã từng phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong cuộc sống như ly hôn hay người thân qua đời, thất nghiệp, áp lực công việc... và ở độ tuổi từ gần 40 đến hơn 50 tuổi. Kết quả đã chỉ ra rằng, phụ nữ tuổi trung niên bị suy nhược thần kinh có thể tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ (bệnh Alzheimer). Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, những sự kiện đau buồn trong cuộc đời như ly dị và bệnh tật có thể gây ra những thay đổi tâm lý trong não sau này.

Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh gây ra do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng, do đó, một khi chức năng của hai tạng này bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm, tức giận, cáu gắt, hay nghĩ ngợi tiêu cực, suy giảm trí nhớ... Bên cạnh đó, can còn có chức năng “chủ huyết”, là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi chức năng này kém đi sẽ dẫn đến huyết không được lưu thông tốt và gây đau nhức cơ thể. Nếu huyết không thu về can khi nghỉ ngơi sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn khó ngủ. Do đó, hướng điều trị là người bệnh cần có chế độ lao động, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với dùng thuốc giúp thăng bằng lại chức năng của tâm can, giúp dưỡng tâm, an thần, sơ can, hành khí, giải uất, bổ huyết, hành huyết…

Để ngăn chặn suy giảm trí nhớ thì việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời suy nhược thần kinh là vô cùng quan trọng. Gần đây, tại một hội thảo diễn ra ở Hà Nội, các giáo sư, bác sĩ đã trao đổi về phương pháp điều trị suy nhược thần kinh là sử dụng sản phẩm thiên nhiên. Nhất là những sản phẩm có thành phần chính là hợp hoan bì giúp giải căng thẳng, làm tinh thần vui vẻ, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân, sự kết hợp của các thảo dược này có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...

Để đảm bảo sức khỏe tốt cho hệ thần kinh và cải thiện trí nhớ, người bệnh bên cạnh việc sử dụng sản phẩm thiên nhiên cần duy trì cuộc sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục, thể thao, nghỉ ngơi điều độ.

Đình Hiếu

 

Bình luận