Nghe kém: Biểu hiện của suy giảm thính lực
Nghe kém là biểu hiện của suy giảm thính lực, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu để tình trạng nghe kém kéo dài mà không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị suy giảm thính lực vĩnh viễn.
Nghe kém thể hiện ở việc đôi tai không nghe rõ âm thanh khi giao tiếp, phải thường xuyên mở âm lượng lớn khi xem ti vi, hoặc nghe tiếng bị lẫn với tiếng ồn,… Đây là một biểu hiện gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do nút ráy tai, dị vật trong ống tai, chấn thương, viêm nhiễm, thủng màng nhĩ, các khối u ở tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong; dùng các loại thuốc có độc tính với tai như kháng sinh gentamycin, streptomycin, hóa chất điều trị ung thư... Về cơ bản, nghe kém là một trong những biểu hiện chính của suy giảm thính lực.
Trước đây, nghe kém thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nghe kém đã lan sang nhiều đối tượng là giới trẻ. Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, có khoảng 15 - 20% người lớn nghe kém ở các mức độ khác nhau, trong đó gần một nửa số người nghe kém nằm trong độ tuổi dưới 50.
Nghe kém là biểu hiện của suy giảm thính lực (Ảnh minh họa).
Nghe kém có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn biến nặng dần theo thời gian. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ hồi phục nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu để tình trạng nghe kém kéo dài, thính lực sẽ suy giảm liên tục, và đến khi các tế bào thính giác bị phá hủy, người bệnh có thể bị điếc hoàn toàn.
Trong điều trị tình trạng nghe kém, việc xử lý nguyên nhân gây bệnh là biện pháp chủ yếu. Nếu người bệnh nghe kém do tuổi cao hoặc tiếng ồn thì có thể khắc phục bằng cách đeo máy trợ thính. Tuy nhiên, việc bảo quản và sử dụng thiết bị này dễ gây phiền toái, mặt khác, thính lực cũng không được cải thiện thêm. Ở trường hợp nặng, người bệnh đã đeo máy trợ thính mà vẫn không cải thiện sức nghe, bệnh nhân có thể được phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Tuy nhiên, chi phí thực hiện không hề rẻ và bệnh nhân cần có sự theo dõi của bác sĩ trong suốt thời gian dài sử dụng thiết bị này. Các trường hợp nghe kém do những nguyên nhân khác, cần phải điều trị theo từng nguyên nhân, chẳng hạn: lấy nút ráy, gắp dị vật trong ống tai, điều trị nội khoa các bệnh viêm nhiễm ở tai, phẫu thuật loại bỏ tổn thương viêm, vá lại màng nhĩ.
Trong Y học cổ truyền, tai là biểu hiện sức nghe của tạng thận. Thận khí kém thì tai ù, thận kém quá dẫn tới tai điếc. Do đó, để điều trị vào nguyên nhân gây suy giảm thính lực thì việc dùng các thuốc bổ thận là điều rất quan trọng. Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, tiện lợi cho việc sử dụng để tăng cường thính lực, tác động vào căn nguyên của tình trạng suy giảm thính lực, từ đó giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp nghe kém do suy giảm thính lực.
Đức Huân
Bình luận