Triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa được sự tiến triển của suy thận.
Qúa trình suy thận diễn tiến kéo dài, âm ỉ và được chia thành 5 giai đoạn. Giai đoạn 1: thận bị tổn thương, mức lọc cầu thận (GFR) bình thường hoặc tăng nhẹ... Giai đoạn 5: suy thận nặng (GFR<15ml/phút), để duy trì cuộc sống, bệnh nhân phải được chạy thận hoặc ghép thận, điều này gây tổn hại sức khỏe, kiệt quệ về kinh tế gia đình và xã hội. Vì vậy, khi xuất hiện một số triệu chứng như: ăn không ngon, mệt bất thường, đi tiểu nhiều, buồn nôn, sưng, phù,... bệnh nhân không nên chủ quan, cần đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.


Vốn tuổi cao, lại mắc nhiều bệnh, bác Nguyễn Hữu Thái (Phù Mỹ, Bình Định) bị đi tiểu 4-6 lần/đêm nhưng lại chủ quan nghĩ do tuổi già nên không đi kiểm tra sức khỏe. Khi chân bị phù, bác tới bệnh viện khám và được kết luận bị suy thận mạn tính giai đoạn 2.


Ở giai đoạn đầu suy thận mạn, bệnh nhân thường được điều trị bảo tồn: dùng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm góp phần cải thiện các triệu chứng, kiểm soát huyết áp, đường huyết, làm chậm tiến trình suy thận sang giai đoạn nặng hơn. Đến giai đoạn cuối, chỉ số urê huyết cao, độ thanh thải creatinin ≤ 10ml/phút, bệnh nhân phải lọc máu ngoài thận và ghép thận là cách điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém.


Hiện nay, xu hướng được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận. Trong đó.


Trở lại trường hợp bác Thái, sau thời gian dài uống thuốc tây theo đơn rất tốn kém nhưng bệnh không đỡ, nồng độ creatinnin trong máu cao: 150 micromol/lít. Tuy nhiên, sau 5 tháng uống, bác thấy bệnh thuyên giảm, sức khỏe tốt dần lên, đi tiểu 1-2 lần/đêm, nồng độ creatinnin trong máu: 128 micromol/lít, suy thận đã giảm xuống giai đoạn 1.


Để ngăn ngừa sự tiến triển nặng hơn của suy thận, bệnh nhân nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học: hạn chế thức ăn giàu canxi, ăn nhạt, uống đủ nước, giảm lượng đạm tiêu thụ, kiểm soát tốt huyết áp... và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

 

Lê Dũng

(Theo Tin tức- Ngày 1/12/2011)

Bình luận