Làm nghề phải nói nhiều và nỗi lo mất tiếng
Khản tiếng, mất tiếng, đau rát cổ họng... là những biểu hiện dễ thấy ở những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói nhiều như: giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, diễn giả, nhân viên kinh doanh... Đây là những triệu chứng của viêm thanh quản, người bệnh cần được điều trị sớm và dứt điểm.
Chúng ta nói được là nhờ vào cặp dây thanh âm nằm trong thanh quản (hay còn gọi là hộp âm thanh). Không chỉ phát âm, thanh quản còn có nhiệm vụ trong quá trình thở. Do tính chất công việc, những người thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục sẽ làm kích ứng dây thanh quá mức, dẫn đến làm tổn thương dây thanh, gây viêm thanh quản. Bên cạnh đó, những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm cũng có thể khiến dây thanh bị viêm nhiễm.
Biểu hiện của viêm thanh quản thường là: khản tiếng, đau rát họng, sốt, nói khó và mất tiếng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể thấy khó thở, tiếng thở rít... Với những người phải sử dụng giọng nói như một nghề nghiệp thì điều này ảnh hưởng lớn đến công việc của họ.
Theo các chuyên gia y tế, viêm thanh quản ban đầu là thể cấp tính, niêm mạc và dây thanh đỏ, sung huyết, phù nề... Điều trị lúc này cần tập trung vào hạn chế triệu chứng bằng cách: xông, hạ sốt, dùng thuốc để giảm phù nề và chống nhiễm khuẩn... Trong khi chữa trị, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế nói, không uống nước đá lạnh, tránh khói thuốc lá, không dùng rượu. Thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm trong một vài tuần. Nếu không chữa trị dứt điểm, bệnh có thể chuyển sang viêm thanh quản mạn tính, lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Hiện nay, đối với các trường hợp viêm thanh quản mạn tính, việc điều trị bằng thuốc tây y giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng có thể gây một số tác dụng phụ. Xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài
Mai Phương
(Theo Sức khỏe và đời sống- Ngày 1/9/2011)
Bình luận