Cũng như các bệnh xương khớp khác, bệnh gút chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và thường tái phát khi chuyển mùa. Tuy nhiên, nếu có phác đồ điều trị hợp lý, người bệnh sẽ không phải đối mặt với những cơn đau khớp dữ dội.

Bệnh gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin, làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Từ đó, những tinh thể urat được hình thành, lắng đọng ở khớp và các cơ quan khác của cơ thể, dẫn đến viêm, sưng tấy, đau nhức. Theo thống kê, khoảng trên 90% bệnh nhân gút là nam giới (đặc biệt ở độ tuổi trung niên) mắc bệnh gút do thường xuyên uống nhiều rượu, bia. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng giàu chất purin (phủ tạng động vật, thịt đỏ, tôm, cua,…), hút thuốc lá,… cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc gút.

hoàng thống phong - bệnh gút (Ảnh minh họa)

Bệnh nhân bị gút ở khớp ngón tay.

Theo các nghiên cứu, cơn đau gút thường lắng xuống sau khoảng vài ngày đến một tuần. Nếu bệnh nhân không được điều trị và không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, những đợt viêm cấp sẽ tái diễn, lâu dần xuất hiện các hạt tophi dưới da (u cục), nếu vỡ có thể gây loét, hoại tử rất khó chữa lành. Bên cạnh đó, gút còn gây ra hậu quả nặng nề như hư khớp, sỏi thận, suy thận…

Việc điều trị gút cần thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ và duy trì lâu dài để bệnh không tái phát. Phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng colchicin và các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc hạ axit uric,… Những thuốc này giúp làm giảm triệu chứng nhanh nhưng có thể gây tiêu chảy, loét dạ dày, dị ứng, suy gan, thận,... Đặc biệt, người cao tuổi nếu dùng thuốc điều trị gút không đúng cách có thể làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch vốn đang trong thời kỳ lão hóa.

 Đan Dương

Bình luận