Khản tiếng kéo dài: Cẩn thận ung thư thanh quản
Khản tiếng phản ánh tình trạng tổn thương ở thanh quản, từ sung huyết, viêm nhiễm thông thường hoặc viêm thanh quản (VTQ) mạn tính, thậm chí các tổn thương nặng như ung thư thanh quản (UTTQ).
Trong các nguyên nhân gây khản tiếng thì VTQ là phổ biến nhất. Bệnh xảy ra ở những người có tính chất công việc thường xuyên phải nói to, nói nhiều (diễn viên, ca sĩ, bán hàng, diễn giả...) dẫn tới dây thanh bị kích ứng quá mức, gây ra tình trạng khản tiếng. VTQ mạn tính có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc của bệnh nhân. Lâu ngày, VTQ có thể gây polip dây thanh, hạt xơ dây thanh, UTTQ,...
UTTQ là bệnh thường gặp ở nam giới, chiếm trên 90%, trong đó độ tuổi từ 50-70 chiếm 72%. Vì vậy, nam giới từ 40 tuổi trở lên nếu khản tiếng kéo dài trên 3 tuần, cần đi khám xem có phải UTTQ hay không.
Thông thường, bệnh nhân VTQ sẽ được dùng kháng sinh phòng bội nhiễm, thuốc chống viêm, giảm phù nề phối hợp với các thuốc giảm ho, kháng histamin đường uống. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý, liều dùng cũng như thời gian sử dụng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, có thể dùng các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm mũi họng như: nhỏ mũi, súc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ...
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài như các sản phẩm chứa cao bán niên, cao rẻ quạt... Rẻ quạt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm.
Bình luận