Thoái hóa khớp ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 10,41% các bệnh về xương khớp, trong đó có 2/3 là phụ nữ. Thoái hóa khớp thường tiến triển từ từ, làm giảm khả năng vận động của người bệnh.

Thoái hóa khớp hay gặp ở người trong độ tuổi trung niên, thường xảy ra tại khớp gối, cột sống cổ, khớp háng... khiến bệnh nhân đau đớn, làm hạn chế vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vào giai đoạn khởi phát, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức sau một vài động tác nhỏ, về sau thì đau càng nặng hơn.

Thời gian đầu, bác Nguyễn Hữu Lai ở Hà Nội bị đau khớp ngón chân cái, sau đó lan sang khớp bàn chân, tiếp theo là khớp gối bên phải, mức độ đau tăng lên, nhức nhối khiến bác luôn bị mất ăn, mất ngủ, không đi lại được, phải chống gậy. Uống thuốc giảm đau, bác chỉ đỡ được ít ngày rồi tiếp tục đau trở lại.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm thoái hóa khớp sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế. Trường hợp mới bị thoái hóa khớp, có thể được áp dụng vật lý trị liệu, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau... Khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi, hạn chế khớp vận động, kết hợp sử dụng một số thuốc giúp kháng viêm - giảm đau và thuốc dãn cơ, tuy nhiên, cần thận trọng bởi các thuốc này thường chứa nhiều tác dụng phụ. Nếu những biện pháp trên không đạt kết quả, ở trường hợp quá nặng, có thể được chỉ định phẫu thuật: ghép sụn, sửa trục chi hoặc thay khớp...

Lo ngại trước việc điều trị bằng thuốc tây y sẽ gây tác dụng phụ nên nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các loại thuốc nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ toàn thân. Với thành phần gồm các thảo dược, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, cải thiện vận động và làm chậm được tiến trình thoái hóa khớp.

Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai trên 105 bệnh nhân cho thấy, nhóm dùng có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh, cải thiện chức năng vận động khớp bền vững hơn nhóm sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs); 98,2% bệnh nhân rất hài lòng với kết quả điều trị; thuốc không gây tác dụng phụ toàn thân.

Trường hợp bác Lai, mỗi ngày bác đắp một miếng vào khớp gối bên phải, giữ chắc trong vòng 30 phút thì bóc ra. Tiếc thuốc, bác sử dụng luôn miếng vừa đắp khớp gối để đắp xuống khớp bàn chân: "Cảm giác thuốc nóng ran, ngấm dần vào chỗ đau. Cứ như vậy, sau khi đắp hết miếng thứ 3, kết quả làm tôi rất vui: đau đỡ hẳn. Như có thêm động lực chữa bệnh, tôi tiếp tục đắp hai hộp nữa thì gần như hết đau và đã tự vận động được. Tôi đã không còn đau khớp, ăn ngủ cũng tốt hơn" - bác Lai cho biết.

Để việc điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, cải thiện vận động khớp, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi và tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày.  

Hằng Phương

Theo Sức khỏe và Đời sống ngày 29/12/2011

 

Bình luận