Thận được coi là bộ máy lọc chất độc trong máu ra khỏi cơ thể, bởi vậy, khi chức năng thận suy giảm thì chất độc bị tích lũy lại sẽ gây bệnh. Đồng thời, khi thận không sản xuất đầy đủ hormon sẽ gây ra rối loạn chức năng các cơ quan khác trong cơ thể.

Bên cạnh nhiều chức năng như điều tiết lượng nước trong cơ thể, tham gia kiểm soát huyết áp, tạo hồng cầu, cân bằng điện giải thì thận còn làm việc như một hệ thống lọc máu, loại bỏ các chất cặn bã, giữ lại các chất cần thiết. Máu "sạch" sẽ ở lại trong cơ thể và các chất độc hại sẽ bị loại bỏ ra ngoài qua nước tiểu.

Khi chức năng thận suy giảm, một số triệu chứng có thể xuất hiện như sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu,... Lúc này, người bệnh cần có biện pháp để giảm gánh nặng cho thận bằng cách kiểm soát lượng muối, hạn chế thức ăn giàu đạm, thức ăn chứa nhiều kali.

Tùy theo giai đoạn suy thận mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bảo tồn bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng hoặc điều trị thay thế (chạy thận nhân tạo, ghép thận).

 

Hà Thanh

(Theo giadinh.net.vn)

 

 

 

 

Bình luận