Theo thống kê, suy thận mạn có tỉ lệ người mắc ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, hiện có ít nhất 8 triệu người bị suy thận mạn và có đến 90% bệnh nhân suy thận mạn tử vong do không được điều trị.

Qúa trình suy thận diễn tiến kéo dài với 5 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu thận chỉ bị tổn thương, mức lọc cầu thận (GFR) bình thường hoặc tăng nhẹ... Đến giai đoạn nặng nhất - giai đoạn 5 (GFR<15ml/phút), bệnh nhân phải được chạy thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống. Suy thận mạn chủ yếu bắt nguồn từ những nguyên nhân như: đái tháo đường (40%), tăng huyết áp (30%), viêm cầu thận (10%), sỏi thận, lupus ban đỏ, bệnh thận bẩm sinh, suy tim...

Triệu chứng của bệnh có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường với các biểu hiện: phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần... Việc điều trị suy thận mạn thường được tiến hành theo hướng bảo tồn (dùng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý), và điều trị thay thế (lọc máu, ghép thận). Điều quan trọng đối với bệnh nhân là kiểm soát nguyên nhân (nếu có cao huyết áp, tiểu đường...), làm chậm diễn tiến suy thận sang giai đoạn nặng hơn. Với giải pháp điều trị theo hướng lọc máu, bệnh nhân có thể tiến hành tại nhà hoặc tại bệnh viện. Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là giải pháp tối ưu.

Các thuốc điều trị suy thận mạn hiện nay chủ yếu chỉ cải thiện triệu chứng. Những phương pháp điều trị thay thế như: lọc máu, ghép thận... chi phí rất tốn kém, gây kiệt quệ kinh tế của bệnh nhân và gia đình. Trong bối cảnh đó, việc dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, ít tốn kém chi phí đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn,

Thu Nga
(Theo Sức khỏe đời sống - Ngày 04/6/2011)

Bình luận