Đó là con số báo động về tình trạng phát hiện suy thận muộn tại Việt Nam, làm gia tăng gánh nặng cho ngành y tế, gia đình và xã hội ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn.


Nguyên nhân của việc phát hiện bệnh muộn là do quá trình suy giảm chức năng thận diễn tiến chậm, các biểu hiện thường âm thầm. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ thấy ăn không ngon, mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung, đi tiểu nhiều, đau dọc theo vùng cột sống thắt lưng... Cùng với đó, thói quen không đi thăm khám sức khỏe định kỳ càng khiến số người được phát hiện muộn gia tăng. Theo thống kê, có tới 50% bệnh nhân suy thận mạn bị chẩn đoán sai, khi đến viện đã có nhiều biến chứng, khiến việc điều trị rất tốn kém và làm rút ngắn cuộc sống của người bệnh.


Ngày nay, dù đã có sự tiến bộ vượt bậc, nhưng y học hiện đại vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn suy thận mạn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì có thể kiểm soát, làm chậm tiến trình suy thận và giảm biến chứng, kéo dài sự sống của người bệnh.


Về điều trị bảo tồn, bao gồm điều trị tích cực nguyên nhân gây suy thận mạn như: kiểm soát tốt huyết áp, ổn định đường huyết, điều trị thiếu máu, rối loạn mỡ máu, tránh sử dụng thuốc bừa bãi, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thích hợp, theo dõi bệnh định kỳ... Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý các thuốc tây sử dụng điều trị thường có một số tác dụng phụ, do đó phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ cũng như thông báo ngay khi gặp tác dụng phụ.

Thu Nga

(Theo Sức khỏe và đời sống- Ngày 11/10/2011)

Bình luận