Dinh dưỡng hợp lý, giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận
Việc điều trị suy thận mạn tính thường kéo dài và rất tốn kém. Song có một cách ngăn ngừa hiệu quả, ít tốn kém, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận là áp dụng chế độ ăn uống hợp lý.
PGS.BS Trần Văn Chất - Chủ tịch hội Thận học Hà Nội cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận, như bẩm sinh, độc chất, dùng thuốc chống viêm, đặc biệt là lối sống và chế độ ăn uống chưa khoa học... Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như nhiễm trùng đường niệu, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh về mạch máu...
Cũng theo các chuyên gia về thận tiết niệu, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính. Theo đó, không nên ăn quá nhiều những thức ăn chứa nhiều canxi như nghêu, sò, tôm, cua... vì canxi có thể kết tinh thành sỏi thận. Những thức ăn có nhiều acid oxalic cũng nên hạn chế như rau dền, rau muống, cải bó xôi...
Việc ăn mặn sẽ dẫn tới cơ thể hấp thu nhiều muối, làm rối loạn cân bằng nước trong cơ thể. Đối với những người cao huyết áp, lại càng không nên ăn quá mặn. Bởi huyết áp cao sẽ làm tổn thương các mạch máu, ngăn cản mạch máu loại trừ các chất cặn bã. Việc lạm dụng các thực phẩm có chứa hàn the, phẩm màu công nghiệp cũng là yếu tố khiến gia tăng người mắc bệnh suy thận mạn tính, vì những chất này rất độc với thận.
Uống nhiều nước là biện pháp hiệu quả để giúp thận lọc chất độc, cặn bã ra ngoài tốt hơn. Mỗi ngày nên uống ít nhất từ 1,5 - 2 lít nước. Ngoài ra, không nên dùng nhiều thức uống lợi tiểu như trà, cà phê vì có nguy cơ làm mệt thận, tạo sỏi thận.
Dù khởi điểm từ bất cứ nguyên nhân gì, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng (4 hoặc 5), bệnh nhân chỉ còn giải pháp điều trị thay thế thận như: ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Việc ghép thận không đơn giản bởi vô cùng tốn kém và nguồn thận hạn chế. Lọc màng bụng dễ nhiễm trùng hoặc xơ màng bụng. Do vậy, đa phần người bệnh nghĩ đến phương pháp chạy thận nhân tạo. Nhưng việc chạy thận thường kéo dài, vô cùng tốn kém, không ít gia đình đã khánh kiệt, bán nhà cửa đi để có tiền chạy thận.
Trước thực tế như vậy, hiện nay nhiều bác sĩ và bệnh nhân đã lựa chọn sử dụng nhóm sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên không gây tác phụ, mà sản phẩm có nguồn gốc từ cây Dành dành đi tiên phong cho dòng sản phẩm này. Thực tế có rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng sản phẩm này đạt hiệu quả tốt. Chị Nguyễn Thị Hà (Uông Bí, Quảng Ninh) là một trường hợp như vậy. Do chức năng thận rất kém, nhiều cặn thận, chị Hà đêm nào cũng đi tiểu buốt 3-4 lần, người luôn trong tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi, xanh xao. Chị uống thuốc Nam một thời gian nhưng các triệu chứng không đỡ. Qua một người quen giới thiệu, chị đã bắt đầu sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược Dành dành: " Tháng đầu tiên, uống 6 hộp, tôi thấy đỡ hẳn, ban đêm chỉ còn đi tiểu 2 lần, không một lần nào đau bụng nữa, đau lưng, mỏi lưng giảm nhiều. Dùng sản phẩm đến tháng thứ hai kết hợp với chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ, tôi không thấy đau lưng nữa, giờ chỉ còn đi tiểu một lần mỗi đêm"- chị Hà tâm sự.
Khi bệnh nhân đã bị mắc suy thận mạn, ngoài việc duy trì sử dụng sản phẩm, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn đặc biệt theo từng giai đoạn suy thận. Nếu nguyên nhân gây bệnh là tăng huyết áp hoặc đái tháo đường thì phải khống chế các bệnh này để làm chậm tiến triển của suy thận.
Nguyên Mạnh
(Theo Kinh tế đô thị - Ngày 29/3/2011)
Bình luận