Những người làm nghề phải sử dụng giọng nói nhiều luôn đứng trước nguy cơ bị viêm thanh quản, thường xuyên khản tiếng, mất tiếng - hay còn gọi là viêm thanh quản nghề nghiệp. Các đợt viêm cấp, nếu không điều trị dứt điểm sẽ tái phát nhiều lần, trở thành viêm thanh quản mạn tính.

Chị Nguyễn Trân Huyền (Ba Đình, Hà Nội) - một người tư vấn khách hàng qua điện thoại cho biết, nghề của tôi phải nói gần như suốt giờ hành chính để trả lời khách hàng. Có những hôm khách hàng gọi điện phàn nàn, tôi bị khản tiếng không thể trả lời rõ ràng được, khách hàng tưởng tôi coi thường nên họ càng bực tức. Tôi đi khám thì bác sĩ nói bị hạt xơ thanh quản do viêm nhiễm lâu ngày. Sau khi mổ bóc tách, bệnh ổn định hơn, nhưng vẫn thường xuyên khản tiếng.

Thanh quản bao gồm hai chức năng: hô hấp và phát âm. Bình thường, tiếng nói trong trẻo, âm sắc rõ ràng, nhưng sau cơn ho tiếng mất âm sắc, người nghe thấy rè rè, nói khó. Nặng hơn là thều thào, yếu ớt, đứt quãng, hơi thở yếu không đủ rung dây thanh âm được gọi là mất tiếng. Bệnh thường, xảy ra ở những người do tính chất công việc thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục làm kích ứng dây thanh quá mức, dẫn đến làm tổn thương dây thanh (giáo viên, ca sĩ, tư vấn báng hàng, doanh nhân,...). Bên cạnh đó còn có những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hít phải hóa chất hay bị nhiễm cúm cũng khiến cho dây thanh bị viêm nhiễm. Yếu tố thuận lợi là nhiệt độ thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, thời tiết chuyển mùa...

Viêm thanh quản cấp không điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Do đó, khi đã bị khản tiếng, mất tiếng, bệnh nhân cần đến chuyên khoa Tai Mũi Họng khám xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, các nhóm thuốc thường dùng để điều trị viêm thanh quản bao gồm: nhóm chống viêm corticoid (dexamethasone), kháng sinh, nhóm dung dịch chứa muối kiềm Natri. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, nếu không chú ý giữ gìn, bệnh rất dễ tái phát. Những người thường xuyên phải nói nhiều, có thể tập các bài tập phát âm đúng cách để bảo vệ giọng nói.

Hiện nay, phương pháp sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, không gây tác dụng phụ nhưng vẫn đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị cao đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn. Sản phẩm này giúp phòng và hỗ trợ điều trị, phòng ngừa viêm thanh quản nói chung và viêm thanh quản nghề nghiệp nói riêng. Trường hợp của chị Huyền, sau khi dùng sản phẩm được 3 tháng, chị đã hết khản tiếng, giọng nói trong trẻo trở lại. Chị cho biết, tôi sẽ dùng cho đủ 6 tháng để bệnh dứt điểm. Bây giờ tôi nói nhiều, tư vấn nhiều cũng không bị khản tiếng nữa.

Viêm thanh quản là bệnh rất dễ tái phát, nhất là với những người làm nghề phải sử dụng giọng nói nhiều, nên việc điều trị dứt điểm bệnh thường gặp khó khăn. Do đó, bên cạnh dùng sản phẩm, bệnh nhân cần tránh môi trường ô nhiễm, giữ ấm cổ, họng, đặc biệt trong các thời điểm giao mùa, tránh các chất kích thích...

Hà Thanh
(Theo Đại đoàn kết - Ngày 1/3/2011)

 

Bình luận