Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở những người có tư thế hoạt động sai hoặc phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Bệnh gây khó khăn trong lao động và sinh hoạt hàng ngày nên cần có phương pháp điều trị hợp lý.

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của thoái hóa đốt sống cổ là đau tại vị trí thoái hóa làm người bệnh khó cúi gập, quay đầu, kèm theo hiện tượng cứng khớp. Đau có thể lan tỏa ra vai gáy (đau vai gáy); đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó nuốt, đau tăng khi vận động... nếu dây thần kinh bị chèn ép.

Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ thường gặp ở người làm công việc nặng nhọc mà còn xảy ra ở những người làm văn phòng như ngồi máy tính nhiều, tư thế cúi hoặc ngửa nhiều... làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, biến đổi mô xương, dây chằng, cơ, dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành gai xương đốt sống. Các yếu tố khác làm gia tăng bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ là: dị dạng bẩm sinh đốt sống, chấn thương ...

Việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ của bệnh. Trước tiên, cần tránh các động tác làm khởi phát cơn đau, nằm ngủ trên giường phẳng, tránh mang vác nặng và không ngồi lâu một tư thế. Về thuốc, cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ với các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc dãn cơ... Việc xoa bóp vùng cơ cổ kết hợp tia hồng ngoại, chạy sóng ngắn... ở những đợt đau của bệnh cũng được áp dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Ngày nay, đã xuất hiện xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài để hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Từ khi xuất hiện tại các nhà thuốc, sản phẩm đã mang lại tin vui cho nhiều bệnh nhân, điển hình như trường hợp của bà Nguyễn Kim Thư ở tỉnh An Giang. Mắc thoái hóa đốt sống cổ và cột sống thắt lưng, bà Thư đã điều trị nhiều phương pháp khác nhau nhưng bệnh vẫn chưa thuyên giảm. Niềm vui đã đến khi bà biết tới sản phẩm và mua về sử dụng: "Sau 7 ngày, các cơn đau của tôi nhẹ hẳn. Tôi đã có thể nghĩ và làm những công việc khác được, chứ không như trước đây chỉ nghĩ đến cơn đau, không làm được việc. Mừng quá, tôi tuân thủ đều đặn hướng dẫn sử dụng, bệnh hết lúc nào cũng không hay, tôi có thể tự chạy xe máy, vận động cổ dễ dàng hơn"- bà Thư chia sẻ.

Bệnh nhân nên lưu ý có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng và áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm giúp đốt sống cổ chắc khỏe và cử động dễ dàng.

Mai Phương

(Theo Sức Khỏe & Đời sống ngày 13/9/2011)

Bình luận