Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính, gây giảm sút từ từ số lượng đơn vị chức năng thận. Bệnh thường tiến triển qua nhiều giai đoạn và cần có phương pháp điều trị hợp lý cho từng giai đoạn này.

Quá trình suy thận diễn tiến kéo dài, âm ỉ và được chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn 1: thận bị tổn thương, mức lọc cầu thận (GFR) bình thường hoặc tăng nhẹ... Đến giai đoạn 5 là nặng nhất (GFR<15ml/phút), ở giai đoạn này, bệnh nhân phải được chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.


Vào các giai đoạn đầu, bệnh nhân cần điều trị bảo tồn, dùng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm góp phần cải thiện các triệu chứng của suy thận mạn như phù, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu... kiểm soát huyết áp, đường huyết, làm chậm tiến trình suy thận sang giai đoạn nặng hơn. Đến giai đoạn cuối, chỉ số urê huyết cao, độ thanh thải creatinin ≤ 10ml/phút, bệnh nhân cần được chỉ định lọc máu ngoài thận. Nếu đã bước vào suy thận giai đoạn cuối thì ghép thận là cách điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém.


Đối với suy thận, việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học là điều rất cần thiết. Qua đó, người bệnh nên ăn nhạt, uống nhiều nước mỗi ngày và hạn chế thực phẩm giàu đạm.

 

Quốc Tuấn

(Theo Tin tức- Ngày 5/8/2011)

 

 

Bình luận