Khản giọng, mất tiếng là những triệu chứng thường gặp của viêm thanh quản, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và công việc của người bệnh. Để tìm lại sự trong sáng của giọng nói, bệnh nhân cần được điều trị dứt điểm ngay ở giai đoạn đầu.

Nguyên nhân thường gặp gây khản giọng, mất tiếng là những người làm nghề nói nhiều như MC, ca sĩ, người bán hàng, phát thanh viên,...; những người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều,...; những người làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm, do virus, vi khuẩn, hay có vấn đề thực thể như u, polyp, loét ở thanh quản... Hậu quả là bệnh nhân thường bị đau rát cổ họng, khản tiếng, có khi mất hẳn tiếng. Nếu không điều trị dứt điểm ở giai đoạn đầu, viêm thanh quản cấp sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài trong vài ngày, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, cũng có thể chỉ khỏi cơn ho, sốt, chảy mũi, còn khản tiếng sẽ kéo dài thêm một vài ngày nữa mới khỏi hẳn. Do đó, để phòng khản giọng, mất tiếng, bệnh nhân cần: tránh để cổ họng bị nhiễm lạnh; không hạ quá thấp nhiệt độ điều hòa trong phòng làm việc; không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng, nếu bỏ được thói quen uống nước đá thì càng tốt, nhất là trong những ngày nắng gắt...

Hiện nay, việc điều trị viêm thanh quản phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị viêm thanh quản cấp, có thể dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm phù nề, vitamin, giữ ấm vùng cổ họng. Nếu đã chuyển viêm thanh quản mạn tính, bệnh nhân cần điều trị theo đơn của bác sĩ. Khi bệnh có xuất hiện hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh... thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, viêm thanh quản rất dễ tái phát.

Dược sĩ Ngọc Hà

BOX-SP-TKT.webp

Bình luận