Suy thận thường khiến người bệnh ăn không ngon, mệt bất thường, đi tiểu nhiều, kém tập trung, tăng huyết áp, phù nề hay bị chuột rút... Một chế độ ăn uống hợp lý là điều thiết yếu để hạn chế tối đa tiến triển của bệnh sang giai đoạn nặng hơn.

 

Theo các chuyên gia thận tiết niệu, người bệnh không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu canxi như nghêu, sò, tôm, cua... vì canxi có thể kết tinh thành sỏi thận; hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều acid oxalic. Đặc biệt, việc ăn mặn sẽ dẫn tới cơ thể tăng hấp thu muối, làm rối loạn cân bằng nước, khiến thận phải hoạt động nhiều hơn.

 

Bên cạnh đó, uống nhiều nước sẽ là giải pháp hiệu quả giúp thận lọc chất độc, cặn bã dễ tạo thành sỏi thận ra ngoài. Mỗi ngày, một người nên uống ít nhất từ 1,5 - 2 lít nước đã được đun sôi. Trong trường hợp suy thận nặng, bệnh nhân cần khống chế lượng nước uống trong ngày và không dùng nhiều thức uống lợi tiểu như trà, cà phê. Ngoài ra, người bị suy thận cần giảm lượng đạm tiêu thụ tùy thuộc vào mức độ suy thận.

 

Việc điều trị suy thận mạn thường được tiến hành theo hướng bảo tồn và điều trị thay thế (lọc máu, ghép thận). Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đối với bệnh nhân là làm thế nào điều trị dự phòng, kéo dài thời gian suy thận ở thể nhẹ và vừa càng lâu càng tốt. Để đáp ứng yêu cầu này, hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân có xu hướng dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa, làm chậm quá trình suy thận

 

Lê Dũng

(Theo Tin tức- Ngày 3/10/2011)

Bình luận