Bệnh gút thường "viếng thăm" đột ngột, nhất là vào lúc nửa đêm khiến bệnh nhân đau đớn đến mất ngủ. Vậy "làm thế nào để cắt được những cơn đau gút hiệu quả và kịp thời?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay.

 


Gút là bệnh khớp phổ biến ở đàn ông tuổi trung niên. Bệnh tấn công đột ngột với những cơn đau dữ dội, thường ở khớp ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay, khuỷu tay, cổ tay... Các khớp bị đau, sưng và nhức nhối, kèm theo dấu hiệu toàn thân như: mệt mỏi, sốt cao, khát nước...


Khoảng 4 năm trước, bác Phạm Văn Dục ở Hà Nội thấy sưng đau khớp gối, lan xuống các khớp chân, sau đó là khớp ngón chân. Những cơn đau ngày một tăng, ngón chân sưng tấy đỏ, nhức nhối về đêm khiến bác không thể ngủ ngon, đi lại khó khăn. Bác Dục đi khám, kết quả cho thấy bác bị bệnh gút với nồng độ axit uric trong máu lên tới 640µmol/lít.


Nếu không có chế độ dự phòng và điều trị thích hợp, những đợt viêm gút cấp sẽ tái diễn ngày càng nặng, gây biến chứng liên quan đến tổn thương xương khớp, hủy hoại đầu xương, dẫn đến tàn phế. Khi trở nên mạn tính, bệnh có thể sẽ xuất hiện các hạt tophi dưới da hoặc tổ chức quanh khớp... Ngoài ra, gút còn có khả năng gây tổn thương thận như: sỏi thận, suy thận...


Người bị gút phải điều trị lâu dài, không nên chủ quan bỏ thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm. Bệnh nhân cần có chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân, uống nhiều nước. Ngược lại, nên ăn ngũ cốc, ăn nhiều rau xanh, cà rốt và uống nhiều nước mỗi ngày...


Thuốc được lựa chọn trong điều trị gút thường là colchicin, nhóm thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, thuốc hạ axit uric máu (allopurinol). Tuy nhiên, những thuốc này thường gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài như: sỏi thận, suy thận, loét dạ dày...

 

Thu Nga

(Theo Sức khỏe và đời sống- Ngày 20/12/2011)

Bình luận