Sở hữu làn da mịn màng là mong muốn của tất cả phụ nữ, nhất là bạn gái trẻ. Do đó, việc xuất hiện mụn trứng cá nói chung hay mụn trứng cá bọc nói riêng thường gây những lo lắng, phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá bọc

Mụn trứng cá bọc là hiện tượng mụn nổi cao trên bề mặt da, có quầng viêm xung quanh, kích thước khá to, cứng và gây đau đớn. Những tổn thương do mụn trứng cá bọc thường ăn sâu vào lớp trung bì của da, nên để lại vết thâm, sẹo lõm hoặc sẹo lồi tùy theo cơ địa của từng người. Mụn xuất hiện nhiều trên vùng mặt, đặc biệt ở  mũi, cằm đôi khi mọc tại các vùng lân cận như cổ, vai, lưng, thậm chí cả trên da đầu. Có thể nói, đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá bọc là do sự gia tăng bài tiết chất bã nhờn ở hệ thống nang lông tuyến bã kèm theo nhiễm khuẩn tại chỗ. Những người bị mụn bọc thường có tuyến bài tiết tạo ra nhiều dầu trong khi các tế bào da không được sản sinh nhanh. Các tuyến dầu hoạt động quá mức kết hợp với tế bào chết dư thừa trở thành một nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây viêm và hình thành mụn bọc.

Điều trị mụn trứng cá bọc như thế nào?

Để hạn chế sự phát triển của mụn bọc, mỗi người phải tự ý thức giữ vệ sinh cho da khô, sạch sẽ, kết hợp với phương pháp thu nhỏ lỗ chân lông. Không dùng tay để nặn mụn, không thức khuya và lao động quá sức kể cả lao động trí óc. Có chế độ ăn kiểm soát dầu, hạn chế các chất cay, nóng, kích thích thần kinh như: rượu bia, cà phê và thực phẩm quá ngọt như sữa đặc, mít, xoài,… Việc dùng tay để nặn mụn, thức khuya, lao động quá sức sẽ làm cho tình trạng mụn càng trở nên nặng hơn. Mụn bọc là loại mụn “cứng đầu”, do đó, việc điều trị đòi hỏi kiên trì và có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa da liễu.

 

Giữ vệ sinh da mặt để hạn chế sự phát triển của mụn trứng cá bọc.

Bình luận