Nhiệt miệng là một trong những tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy khi bị nhiệt miệng phải làm sao để cải thiện nhanh chóng? XEM NGAY bài viết dưới đây để có câu trả lời, bạn nhé!

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một trong những tổn thương niêm mạc miệng phổ biến nhất và có thể gặp ở bất kỳ ai, đặc trưng bởi sự phát triển lặp đi lặp lại của một hay nhiều vết loét, thường tự lành lại trong vòng 7 đến 10 ngày mà không để lại sẹo. Các vết loét hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 3 - 5mm, nông, có vành ban đỏ ngoại vi và xuất tiết màu vàng nhạt ở trung tâm. Chúng thường được tìm thấy ở phần bên trong của môi, má và lưỡi.

Tuy nhiên, những trường hợp nhiệt miệng nghiêm trọng hơn có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng và tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo khi lành.

  Nhiệt miệng là gì? 

Nhiệt miệng là gì?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính gây nhiệt miệng là do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Bởi trong khoang miệng của chúng ta vốn dĩ tồn tại rất nhiều vi sinh vật. Khi gặp các yếu tố thuận lợi kể trên, chúng sẽ tấn công vào tổ chức răng miệng bằng cách tiết ra độc tố làm phá vỡ cấu trúc của răng, lưỡi, lợi và hình thành bệnh nhiệt miệng (loét miệng). Bên cạnh đó, ngoài việc tiết ra các chất độc gây hại cho khoang miệng, vi khuẩn, virus còn tiết ra hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi khi bị bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiệt miệng:

Chức năng gan bị suy giảm

Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể có vai trò chuyển hóa các chất. Khi chức năng của gan bị suy giảm, các chất độc sẽ đào thải, tích tụ bên trong cơ thể (ở đây là niêm mạc miệng) gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng khoang miệng và hình thành nên vết loét (hay còn gọi là nhiệt miệng).

  Chức năng gan suy giảm là nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng 

Chức năng gan suy giảm là nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Do yếu tố tâm lý

Căng thẳng, stress diễn ra trong thời gian dài khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại gây bệnh. Theo một số nghiên cứu, người thường bị stress, căng thẳng rất dễ gặp phải tình trạng nhiệt miệng.

Thiếu dinh dưỡng

Kẽm, sắt, vitamin B12, B9 là những chất rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Ở một số người, thiếu hụt các chất này ngoài biểu hiện cơ thể xanh xao, gầy yếu, da khô, thì nhiệt miệng cũng là một trong những triệu chứng thường gặp.

 Thieu-chat-dinh-duong-cung-la-nguyen-nhan-gay-nhiet-mieng.webp

Thiếu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng

Do hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch là lá chắn của cơ thể giúp chống lại các vi sinh vật có hại. Khi hàng rào này bị suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh, trong đó có nhiệt miệng.

 He-mien-dich-suy-giam-la-nguyen-nhan-gay-benh-nhiet-mieng.webp

Hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Do các bệnh lý răng miệng khác

Các bệnh răng miệng như: Viêm lợi, viêm quanh răng,... có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng. Nguyên nhân là do nhiễm trùng lan rộng làm cho niêm mạc dần bị tổn thương, viêm loét lâu ngày sẽ hình thành các hoại tử.

Bị nhiệt miệng phải làm sao?

Câu hỏi được đặt ra là: Bị nhiệt miệng phải làm sao? Theo các chuyên gia, điều trị viêm loét miệng thường tập trung vào việc làm giảm nhanh các triệu chứng. Một số cách thường được áp dụng bao gồm:

Biện pháp dùng thuốc: Nhóm thuốc gây tê hoặc thuốc giảm đau, chống viêm dạng bôi ngoài da thoa trực tiếp lên vết loét sẽ giúp các triệu chứng xót miệng, sưng đau thuyên giảm nhanh chóng, đồng thời giúp rút ngắn đáng kể thời gian làm lành vết loét và ngăn chúng tiến triển nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu tổn thương sâu hơn có thể tiêm steroid vào vết loét.

Thuoc-dieu-tri-nhiet-mieng.webp 

Thuốc điều trị nhiệt miệng

Tuy nhiên, việc sử dụng các nhóm thuốc này có thể gây nên các tác dụng phụ trên gan, thận, quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Do đó, bạn không nên sử dụng lâu dài mà cần tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn cụ thể hơn. Các kháng sinh nhóm tetracyclin thường được sử dụng nhằm hạn chế viêm loét lan rộng, có thể phối hợp với thuốc ức chế miễn dịch để tăng cường hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn như: Rối loạn tiêu hóa, ban da, giảm số lượng tế bào máu,... là tương đối cao.

Thay đổi lối sống

Khi đã xác định được nguyên nhân, ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng cần kết hợp chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên:

- Bổ sung đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để khoang miệng không bị khô.
- Nên chế biến thức ăn với vị nhạt, tránh quá mặn hay chua.

 Nguoi-bi-nhiet-mieng-khong-nen-an-man,-chua.webp

Người bị nhiệt miệng không nên ăn mặn, chua

- Bổ sung những thực phẩm có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả như: Rau diếp cá, rau má, đậu đen, đậu xanh, ý dĩ,...

- Ăn thức ăn dạng mềm, lỏng giúp bạn có thể dễ dàng nuốt khi đau.
- Bổ sung rau củ quả giàu vitamin B12, axit folic, sắt, kẽm như: Bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang, thịt bò, cá,... Ngoài ra, còn có thể dùng các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà bằng mật ong, nghệ, trà đen sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

- Sử dụng thêm sữa và các sản phẩm từ sữa.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng bàn chải có đầu mềm vừa phải nhằm hạn chế gây tổn thương sâu hơn tới vết loét, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, lo âu. Đồng thời, nên tập thể dục, thể thao giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa các nhiễm khuẩn thứ cấp.

 85-Nguoi-bi-nhiet-mieng-nen-tap-the-duc,-the-thao.webp

Người bị nhiệt miệng nên tập thể dục, thể thao

Như vậy, khi gặp phải tình trạng viêm loét miệng, bạn nên kết hợp các phương pháp trị liệu với nhau giúp những triệu chứng biến mất nhanh chóng hơn

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng an toàn

Trên thực tế, nhiệt miệng làm sao hết là câu hỏi không khó để có được đáp án. Tuy nhiên, lời giải nào vừa an toàn, vừa giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng và tác động tận gốc tới nguyên nhân gây bệnh mới là điều chúng ta quan tâm. Bởi vậy, các nhà khoa học tại Việt Nam đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm gel bôi làm sạch miệng và kháng khuẩn có thành phần hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, bao gồm: Nano bạc, chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem, chitosan,... giúp làm sạch khoang miệng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời giúp chống viêm, giảm đau, giúp nhanh lành niêm mạc, từ đó hỗ trợ điều trị nhiệt miệng an toàn và hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng. Dù không khó điều trị, nhưng điều quan trọng là bạn cần tìm đúng nguyên nhân và duy trì các biện pháp phòng ngừa mỗi ngày. Hãy sử dụng ngay gel làm sạch miệng và kháng khuẩn chứa thành phần chính từ nano bạc để giúp cải thiện sức khỏe răng miệng của chính mình và cả gia đình, bạn nhé!

Hà An

 

Bình luận