Ở Việt Nam, vẩy nến chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám da liễu. Bệnh biểu hiện thành từng mảng vẩy viền đỏ, phủ nhiều lớp, dễ bong, màu trắng đục như sáp nến. Đặc biệt, vẩy nến tiến triển theo từng đợt, dễ tái phát, có khi dai dẳng nhiều năm.

Vẩy nến là một bệnh tự miễn, sinh ra do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Bệnh biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, có giới hạn rõ với vùng da lành và đóng vẩy trắng đục, thường xuất hiện ở rìa chân tóc, da đầu, vùng nếp gấp, tì đè...

Về điều trị, hiện nay, các biện pháp thường được áp dụng như: dùng thuốc hoặc quang hóa trị liệu chủ yếu có tác dụng hạn chế triệu chứng, nâng cao thể trạng. Cụ thể, thuốc bôi giúp lột sừng như: axit salicylic, các dẫn xuất của retinoid, urê, hắc ín, dầu cade...; thuốc ức chế miễn dịch như: methotrexate, cyclosporine... Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, bệnh dễ tái phát khi ngừng thuốc...; quang hoá liệu pháp được áp dụng cho bệnh nhân mắc vẩy nến dai dẳng, phương pháp này tuy khá hiệu quả nhưng sau khi điều trị có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Bên cạnh đó, việc điều trị bằng tây y phải theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tai biến đáng tiếc.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang lựa chọn sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, cho hiệu quả bền vững, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn vẩy nến tái phát, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Sản phẩm có thành phần chính là sói rừng giúp chống tự miễn, đồng thời kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh... có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát, cải thiện các triệu chứng và biến chứng của vẩy nến mà không gây tác dụng phụ.

Mắc vẩy nến, mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng bệnh của chị Phạm Thị Minh Thu ở tỉnh Điện Biên vẫn không đỡ và thường xuyên tái phát. Khi biết tới sản phẩm, chị mua về sử dụng: sau 3 tháng uống sản phẩm, bệnh của chị đã đỡ, những chỗ bong vẩy dần chuyển sang màu đỏ, phần da lần sần đã nhẵn. Kiên trì uống, đến nay những biểu hiện vẩy nến của chị đã đỡ được 80-90%.

Để ngăn chặn vẩy nến tái phát, bệnh nhân cần tránh kỳ cọ, bóc da, tránh nhiễm khuẩn và điều quan trọng là phải lạc quan với bệnh tật, tránh căng thẳng trong cuộc sống.

Mai Phương

(Theo Phụ nữ Việt Nam ngày 28/11/2011

Bình luận