Bạch biến

Nguyên nhân của bạch biến hiện nay chưa rõ ràng, nghiên cứu cho thấy bệnh có thể phát sinh do: Tự miến dịch, di truền, virút hoặc nguyên nhân thần kinh.

Tỷ lệ mắc bệnh bạch biến khoảng 1-2% dân số oàn tế giới, chủ yếu là thể Non-segmental. Bệnh bạch biến chủ yếu ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ và tâm lý người bệnh chứ không ảnh hưởng nhiều tới tình trạng chung.

Dấu hiệu và triệu chứng bạch biến:

Bạch biến ban đầu xuất hiện từ các mảnh da nhỏ, sau đó lan dần ra. Khi da tổn thương nổi rõ lên ở mặt, bàn tay, cổ tay.

Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố màu rất trắng, kích thước của các đốm cũng thay đổi từ 1 đến nhiều cm. Đốm mất sắc tố thường có hình tròn không đều, đôi khi không có hình dạng gì cả. Bề mặt da trơn láng không sưng, lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng, màu trắng của da bệnh có khi đồng nhất nhưng đôi khi loang lỗ, chỗ trắng lẫn với màu da thường. Đốm có giới hạn rõ ràng với da lành và vùng da lành quanh đốm đậm màu hơn da thường. Tuy hiếm nhưng cũng có một vài trường hợp đốm da mất sắc tố lan ra khắp người. Da, lông, tóc, toàn thân là một màu trắng.

Vị trí thường nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng, mắt, mũi, quanh miệng, tai, núm vú, rốn, cơ quan sinh dục ngoài. Các thương tổn da cũng thường có khuynh hướng phát triển ở vùng da bị chấn thương, bỏng.

Phân loại bạch biến

Bạch biến có 2 thể:

- Segmental (hoặc unilateral) thường khởi phát ở tuổi thiếu niên, tiến triển nhanh, thời gian ngắn, rồi ổn định, thường không tiến triển tiếp.

- Non-segmental (hoặc bilateral) là thể thường gặp hơn, tiến triển mạn tính, khó tiên lượng, thường liên quan đến miễn dịch. Ngoài ra, có thể phân thành thể khư trú (localized) thường chỉ là một hoặc vài tổn thương ở tại 1 vùng cơ thể; thể lan toả (generalized) tổn thương rộng hơn, nhiều hơn và thể hoàn toàn (universalis) khi tổn thương chiếm trên 80% diện tích cơ thể. Tiến triển của bạch biến thất thường nhưng thường ổn định và tăng dần

Nguyên nhân bạch biến :

Cơ chế sinh bệnh bạch biến rất phức tạp chưa được biết rõ một cách tường tận, nhưng bệnh có liên quan đến các yếu tố thần kinh-thể dịch, tác nhân của hóa chất... nhưng cơ chế rối loạn miễn dịch (bệnh tự miễn) là có thể hơn cả.

Điều trị bạch biến :

Bạch biến là một bệnh rất khó điều trị, có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng nhưng cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi bệnh hoàn toàn. Các phương pháp điều trị bạch biến thường dựa trên việc dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh nắng kết hợp với chiếu tia cực tím hay tắm nắng. Có thể phẫu thuật cấy tế bào hắc tố, dùng cac thuốc bôi có chất streroid để làm giảm miễn dịch tại chỗ v.v ....

Hiện có 4 phương pháp chính:

  • Chiếu đèn UVB
  • Chiếu đèn PUVA
  • Cấy tế bào biểu bì tạo hắc tố
  • Ghép da

Bạch biến là một bệnh da làm mất thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng sức khỏe chung và tính mạng. Là một bệnh khó điều trị và khi đã quyết định điều trị bạch biến thì phải kiên nhẩn dùng thuốc trong một thời gian dài và có thể bị một số tai biến do điều trị, do đó cần phải có thầy thuốc chuyên khoa chỉ định và theo dõi.

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận