Bé bị viêm loét miệng lưỡi thường làm cha mẹ vô cùng lo lắng, bởi tình trạng này có thể khiến trẻ chảy nước bọt, quấy khóc, bỏ ăn, thậm chí sốt cao và nổi hạch. Vậy, nếu bé bị viêm loét miệng thì cha mẹ phải làm gì để con mau khỏi? Hãy cùng tìm câu trả lời chi tiết và đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây!

Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ là gì?

Viêm loét miệng lưỡi (nhiệt miệng) là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, gây ra tình trạng đau miệng làm trẻ chảy nước bọt, biếng ăn, quấy khóc,... Biểu hiện điển hình của bệnh là xuất hiện những vết viêm loét nhỏ trong khoang miệng, lưỡi đường kính từ 1 - 3 mm. Vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục, ở trung tâm thường có màu trắng, xám hay vàng, viền xung quanh vết loét được bao quanh bằng quầng đỏ. Những vết loét này thường xuất hiện thành từng đám hoặc đơn độc khiến trẻ rất khó chịu. Đôi khi, hiện tượng viêm cấp có thể dẫn đến sốt cao, nổi hạch góc hàm,... Đặc biệt, các vết loét ở niêm mạc miệng - lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống.

 Viêm loét miệng lưỡi là tình trạng phổ biến ở trẻ em

Viêm loét miệng lưỡi là tình trạng phổ biến ở trẻ em

Bên cạnh đó, viêm loét miệng lưỡi có thể kèm theo các triệu chứng là: Trẻ luôn trong trạng thái uể oải, chán ăn, thiếu sức sống. Nướu - răng bị sưng, chảy máu, thậm chí kèm theo viêm loét họng. Một khi phát hiện ra trẻ có những triệu chứng trên, cha mẹ cần phải tìm biện pháp hiệu quả và an toàn để cải thiện tình trạng cũng như bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi 

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét miệng lưỡi ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình nhất:

– Các chấn thương trong vùng miệng như: Tự cắn nhầm niêm mạc ở trong má hay lưỡi, do thức ăn quá cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng và nướu quá mạnh,… Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.

– Do ăn thực phẩm quá cay, nóng gây bỏng niêm mạc miệng và lở loét.

thuc-an-qua-cay-nong-co-the-khien-be-bi-viem-loet-mieng-luoi.webp

Thức ăn quá cay nóng có thể khiến bé bị viêm loét miệng lưỡi

– Do thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin B6, B12, C, PP, chất sắt và acid folic.

– Do rối loạn hoặc suy giảm miễn dịch.

– Cho trẻ dùng một số loại thuốc dẫn đến tình trạng khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết loét trong miệng.

- Nghiêm trọng hơn, tình trạng viêm loét miệng lưỡi có thể là biểu hiện của việc bị nhiễm nấm, vi khuẩn, virus herpes: Nếu nguyên nhân là do nhiễm nấm thì hay kèm thêm sự xuất hiện của những bợn trắng trong miệng, lưỡi. Trường hợp bị nhiễm trùng thì diễn biến bệnh cấp tính với triệu chứng nóng sốt. Nếu nguyên nhân do herpes thì thường bị tái đi tái lại theo chu kỳ, đặc biệt khi người mắc gặp phải chấn thương, thức khuya, căng thẳng, sức đề kháng giảm,…

Nếu bé bị viêm loét miệng lưỡi thì phải làm sao?

Bé bị viêm loét miệng lưỡi nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các tổn thương này thường khiến trẻ rất khó chịu. Việc chải răng cũng như ăn uống trở nên rất khó khăn. Tình trạng trẻ quấy khóc, lười ăn, bỏ bú dẫn đến suy dinh dưỡng dễ xảy ra. Thông thường, bệnh kéo dài 1 - 2 tuần mới khỏi, vì thế, ba mẹ vẫn cần tìm hiểu và áp dụng những biện pháp chữa trị nhanh chóng. Vậy, bé bị viêm loét miệng lưỡi, phải làm sao? Dưới đây là một số lời khuyên:

- Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, đều đặn mỗi ngày. Nếu được, hãy dùng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng để tăng hiệu quả. Với trẻ sơ sinh bị loét miệng: Cha mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng bàn chải chuyên dụng. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên: Phụ huynh dùng bàn chải mềm giúp con làm sạch răng miệng mỗi ngày.

- Cho bé ăn thức ăn dạng mềm lỏng trong suốt quá trình điều trị. Điều này sẽ giúp bé nhanh liền vết thương hơn.

 Cho bé ăn thức ăn mềm giúp các tổn thương do loét miệng mau lành hơn

Cho bé ăn thức ăn mềm giúp các tổn thương do loét miệng mau lành hơn

- Cho bé uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết. Có thể vắt nước cam, chanh cho trẻ uống.

- Cha mẹ có thể sử dụng các loại rau, củ quả để nấu cháo, làm nước ép hoặc súp cho bé ăn trong suốt thời gian điều trị. Những món ăn này vừa giúp bổ sung dưỡng chất, lại làm mát cơ thể trẻ, giúp ngăn chặn vết viêm bị vỡ loét, lan rộng. Cụ thể là: Dùng củ cải, diếp cá, mã đề, rau má, rau ngót, mồng tơi, nước ép hoa quả, mật ong (không dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi), dừa, lá húng quế, cam thảo,… để bổ sung dinh dưỡng, giúp tổn thương mau lành.

- Sử dụng gel đặc trị giúp bé nhanh liền vết viêm loét (lựa chọn những sản phẩm thảo dược an toàn, uy tín đã được kiểm chứng).

* Lưu ý: Khi bé bị viêm loét miệng lưỡi kéo dài trên 3 tuần, cha mẹ cần đưa trẻ tới viện để thăm khám và xác định căn nguyên, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

Không còn lo bé bị viêm loét miệng lưỡi nhờ bộ đôi sản phẩm thảo dược

Một phần không nhỏ các bệnh ở niêm mạc miệng xảy ra là do nguyên nhân sức đề kháng suy giảm. Do vậy, giải pháp tối ưu mà các chuyên gia khuyến nghị là bạn nên cân bằng hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đối với các bệnh ở niêm mạc miệng, lưỡi, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn bởi những tổn thương nằm ở bên trong khoang miệng (nước bọt làm trôi thuốc). Trước thực tế ấy, bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên tìm đến bộ sản phẩm thảo dược kết hợp 2 phương pháp trong uống – ngoài bôi giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình cải thiện triệu chứng viêm loét miệng hiệu quả, an toàn.

- Trong uống: Là công thức kết hợp của nhiều loại thảo dược quý và các hoạt chất tự nhiên an toàn bao gồm: Cao lá neem, L-Lysine, cao lá xoài, cao cỏ nhọ nồi, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích, kẽm gluconate, kali iodid và vitamin C. Những thành phần này đều là dạng kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, giảm đau, hạ sốt,… cải thiện khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn. Đồng thời, sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm nên có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn mắc viêm loét miệng lưỡi, các bệnh ngoài da do nhiễm virus (herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi), nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm da, lở loét, mụn nước), trẻ em suy giảm sức đề kháng, người có nguy cơ cao mắc các bệnh ngoài da do vi khuẩn, virus,... 

 Cao lá neem giúp cải thiện triệu chứng viêm loét miệng lưỡi ở trẻ

Cao lá neem giúp cải thiện triệu chứng viêm loét miệng lưỡi ở trẻ

- Ngoài bôi: Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm đường uống, để tăng hiệu quả phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm loét miệng lưỡi, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi thảo dược. Với thành phần chính là nano bạc có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm,… kết hợp với chitosan, dịch chiết neem, sản phẩm giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương da, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo,... thúc đẩy nhanh quá trình điều trị viêm loét miệng lưỡi, tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết,… an toàn, hiệu quả và phù hợp với mọi lứa tuổi sử dụng.

Như vậy câu hỏi: Bé bị viêm loét miệng lưỡi thì phải làm gì đã có đáp án. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét miệng lưỡi hiệu quả, cha mẹ hãy lựa chọn cốm và gel bôi thảo dược – sản phẩm an toàn cho mọi lứa tuổi.

Dược sĩ Nhật Hạ

SB Gel (2).webpSB com (1).webp

Bình luận