Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, vẩy nến chiếm từ 3 – 5% số bệnh nhân đến khám tại các chuyên khoa da liễu. Biểu hiện của bệnh thường là da bị mẩn đỏ, bong tróc thành từng lớp, có thể ở tay, chân, hoặc vị trí khác trên cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh vẩy nến.

Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng, đóng vẩy trắng đục, bong ra như sáp nến, trường hợp nặng sẽ lan rộng toàn thân. Những biểu hiện đáng sợ ngoài da cùng tâm lý lo lắng lây nhiễm của những người xung quanh khiến bệnh nhân luôn tự ti, mặc cảm. Các nguyên nhân gây ra vẩy nến và làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm cũng rất đa dạng, thông thường do 8 nguyên nhân chính sau:

1. Rối loạn hệ miễn dịch: Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn của hệ miễn dịch, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động vào chính biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi.

2. Yếu tố di truyền: 40% các trường hợp bố mẹ bị mắc bệnh vẩy nến có di truyền sang con.

explaq - điều trị vẩy nến (Ảnh minh họa)

Tổn thương móng tay do vẩy nến.

3. Yếu tố tâm lý (stress): Môi trường sống, công việc căng thẳng, tâm lý lo lắng, xấu hổ, tự ti vì làn da sần sùi, cũng là tác nhân khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm.

4. Nhiễm khuẩn: Quá trình sinh hoạt không giữ vệ sinh đúng cách hàng ngày khiến da bị nhiễm khuẩn, hoặc dùng chất tẩy rửa quá mạnh cũng góp phần làm bệnh thêm trầm trọng.

5. Dùng thuốc không đúng cách: Nhiều người vẫn có thói quen chữa bệnh theo cảm tính, dùng thuốc theo kinh nghiệm mà không theo đơn của bác sĩ. Khi dùng thuốc không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với người bệnh, nhất là các loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid… có thể dẫn đến bệnh vẩy nến.

6. Môi trường ô nhiễm: Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn… gây ra nhiều bệnh, trong đó có vẩy nến.

7. Ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời có chứa nhiều tia tốt cho da và sự phát triển cơ thể, nhưng cũng luôn ẩn chứa các hiểm họa như tia tử ngoại. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời vào khoảng thời gian từ 10 giờ tới 15 giờ không chỉ là yếu tố gây phát sinh bệnh vẩy nến mà còn có thể bị ung thư da.

8. Chấn thương thượng bì: Vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả lâu dài, điển hình như vẩy nến.

Tuy không lây lan và ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẩy nến khó điều trị vì hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Phác đồ điều trị thường kết hợp các thuốc uống với thuốc bôi ngoài da, nhưng hầu hết chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh và còn có thể gây tác dụng phụ. Một số loại thuốc như: methotrexate, cyclosporin, retinoids chứa nhiều độc tính nên bệnh nhân cần có sự theo dõi của thầy thuốc khi sử dụng. Quang hóa liệu pháp cũng là một biện pháp hay được áp dụng đối với vẩy nến thể nặng, nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư da.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia đã cho ra đời nhiều sản phẩm thuốc uống, thuốc bôi ngoài da để ngăn ngừa cũng như giúp cho bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng, phòng bệnh tái phát. Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa vẩy nến. Tiêu biểu với các sản phẩm dạng viên uống là thực phẩm chức năng chứa sói rừng. Sản phẩm này giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện triệu chứng hỗ trợ điều trị, ngăn chặn vẩy nến tái phát, bảo vệ làn da trước các tác nhân gây bệnh vẩy nến.

 

Bình luận