Cảnh báo tình trạng bệnh gout ở người trẻ gia tăng và cách điều trị
Gout là một bệnh lý xương khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh gout đang có xu hướng gia tăng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về tình trạng bệnh gout ở người trẻ và giải pháp để điều trị, phòng ngừa bệnh tiến triển từ sớm.
Thực trạng tỷ lệ người trẻ mắc bệnh gout gia tăng
Gout là tình trạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric vượt ngoài ngưỡng cho phép trong thời gian dài sẽ làm hình thành các tinh thể muối urat và lắng đọng tại mô khớp. Việc này sẽ gây ra các cơn đau khớp đột ngột và dữ dội. Đối tượng mắc gout chủ yếu là nam giới từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc gout ngày càng trẻ hóa dần, khoảng từ 30-40 tuổi. Cũng có những trường hợp chỉ mới hơn 20 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh gout.
Thực trạng đó cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gout ở người trẻ ngày càng tăng. Đến hiện tại chưa có thống kê chính xác về độ tuổi người mắc bệnh gout ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo chia sẻ của BS.CKI Cao Thanh Ngọc - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: Cứ 4 người đến khám bệnh gout thì có từ 1-2 người độ tuổi từ 30-40. Điều đáng lo ngại ở đây là đa số người mắc gout thường xem nhẹ tình trạng bệnh và nghĩ rằng không quá nguy hiểm, khi nào gặp cơn đau khớp thì mới phải điều trị. Chính vì suy nghĩ chủ quan như vậy mà người bệnh mắc gout ở tuổi càng trẻ thì nguy cơ bệnh tiến triển nặng là rất cao.
Bệnh gout ở người trẻ gây đau nhức khớp, ảnh hưởng đến đi lại, vận động
Nguyên nhân khiến bệnh gout ở người trẻ ngày càng gia tăng
Trước thực trạng tỷ lệ bệnh gout ở người trẻ ngày càng tăng, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân như sau:
- Thói quen sử dụng bia, rượu và các chất kích thích ở giới trẻ tăng. Trong khi đó, bia rượu là tác nhân gây tăng nồng độ axit uric trong máu, đồng thời làm chậm quá trình đào thải chất này ra ngoài cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng nhiều đạm làm tăng lượng purin nạp vào trong cơ thể. Điều này dễ gây rối loạn chuyển hóa purin và tăng axit uric trong máu.
- Chế độ ăn ít rau xanh và hoa quả tươi là lý do khiến quá trình đào thải axit uric diễn ra chậm. Do đó, các tinh thể urat có khả năng hình thành và lắng đọng tại khớp gây ra bệnh gout.
- Cuộc sống bận rộn làm người trẻ phụ thuộc vào đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… Đây đều là những đồ ăn chứa nhiều đạm và có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Lười vận động, ít tập luyện thể thao sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
Sử dụng bia rượu nhiều là một trong những nguyên nhân gây bệnh gout ở người trẻ
>>> XEM THÊM: Gút cấp - Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
Phương pháp điều trị bệnh gout ở người trẻ từ sớm
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh gout ở người trẻ:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người bệnh gout nên thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao để có cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gout. Một số lưu ý về chế độ ăn uống ở người bệnh gout, đó là:
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều nhân purin như hải sản, thịt chó, thịt bò...
- Hạn chế bia rượu và đồ uống có gas.
- Uống nhiều nước, trung bình từ 2-2,5 lít/ngày để tăng đào thải axit uric qua đường nước tiểu.
- Bổ sung các loại chất xơ và vitamin có nhiều trong rau củ, hoa quả tươi.
Sử dụng thuốc tây theo chỉ định
Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh gout cần đảm bảo 2 mục tiêu chính là cải thiện nhanh tình trạng sưng đau khớp và kiểm soát nồng độ axit uric máu trong mức ổn định. Do đó, có 2 nhóm thuốc chính thường được chỉ định trong điều trị gout, đó là:
- Thuốc cắt cơn đau gout: Một số thuốc thường dùng như colchicin, ibuprofen, naproxen, corticoid... Sử dụng các thuốc này sẽ giúp giảm đau gout, tuy nhiên người bệnh không nên dùng lâu ngày vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày - tá tràng, rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng gan...
- Thuốc hạ axit uric máu: Một số thuốc thường được chỉ định để giảm axit uric máu là allopurinol, probenecid, febuxostat... Các thuốc này sẽ giúp ức chế tổng hợp hoặc tăng cường thải trừ axit uric ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý về một số tác dụng không mong muốn của thuốc như rối loạn tiêu hóa, sỏi thận...
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh gout ở người trẻ
Sử dụng thảo dược hỗ trợ phòng ngừa bệnh gout tiến triển
Hiện nay, ngoài áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ giảm sưng đau khớp, hạ axit uric máu và phòng bệnh gout tiến triển. Một trong những thảo dược có công dụng hỗ trợ điều trị gout hiệu quả có thể kể đến như trạch tả.
Sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả kết hợp với các thảo dược quý (nhàu, ba kích, nhọ nồi, hoàng bá, thổ phục linh, hạ khô thảo) giúp giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp trong cơn gout cấp và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả là một cách giúp kiểm soát axit uric máu trong mức ổn định, ngăn ngừa bệnh gout tiến triển mà an toàn với sức khỏe, kể cả khi sử dụng lâu dài. Thêm vào đó, sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất nên giúp tăng cường hiệu quả hỗ trợ bệnh gout, giảm axit uric máu.
Trạch tả có tác dụng hỗ trợ giảm axit uric máu, phòng ngừa bệnh gout tiến triển
Bệnh gout tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu mắc khi còn trẻ tuổi thì về sau rất dễ xuất hiện các biến chứng. Do đó, ngay từ khi phát hiện bệnh, cần phải có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Ngoài tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp và đừng quên sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa trạch tả mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.
Bình luận