Những biến chứng viêm khớp dạng thấp khá nghiêm trọng nhưng nhiều người mắc căn bệnh này chưa rõ về cách phòng ngừa và điều trị. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

5 biến chứng viêm khớp dạng thấp không thể xem thường

Những biến chứng viêm khớp dạng thấp như hội chứng ống cổ tay, hiện tượng bàn tay gió thổi, biến dạng khớp,... thường xảy ra khi bệnh không được kiểm soát kịp thời, đúng cách. 

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở người mắc viêm khớp dạng thấp. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do các dây thần kinh cảm giác bị chèn ép làm ảnh hưởng đến cử động ở tay. Một số triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau, tê, ngứa tại các ngón tay và cả bàn tay. Điều này sẽ gây ra một số khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Hiện tượng bàn tay gió thổi

Đây là hiện tượng khớp các ngón tay bị lệch và nghiêng sang một bên. Hiện tượng bàn tay gió thổi là một biến chứng thường gặp ở giai đoạn muộn của viêm khớp dạng thấp. Tình trạng ngón tay bị lệch, trật về một hướng, dẫn đến khi cầm, nắm, bê vác,... sẽ bị mất cân bằng và giảm khả năng chịu lực. Điều này có thể làm mòn gân, dây chằng,... hoặc thậm chí là biến dạng khớp, tàn phế.

Bàn tay gió thổi là biến chứng viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng 

Bàn tay gió thổi là biến chứng viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng 

Nổi cục gây biến dạng khớp

Viêm khớp dạng thấp tiến triển sang giai đoạn mạn tính có thể hình thành các nốt thấp khớp. Đặc điểm của các nốt này là cứng, xuất hiện ở các điểm tỳ đè xung quanh khớp như khuỷu tay, ngón tay,... Ngoài ra, chúng cũng có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cả phổi.

Hạn chế khả năng vận động

Một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm mật độ xương, từ đó tăng nguy cơ gây loãng xương và hạn chế khả năng vận động. Thêm vào đó, tình trạng viêm khớp dạng thấp kéo dài nếu không được điều trị tích cực thì có thể dẫn đến tình trạng nhược cơ, viêm cột sống, dính khớp, biến dạng khớp, thậm chí tàn phế. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Biến chứng ảnh hưởng đến thận

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khoảng 25% trường hợp bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ phát triển bệnh thận. Nguyên nhân là do trong quá trình điều trị viêm khớp người bệnh phải sử dụng nhiều loại thuốc tây có thể làm giảm chức năng thận. Từ đó gây ra nhiều bệnh lý tại thận như viêm cầu thận, sỏi thận, suy thận...

Sỏi thận là biến chứng viêm khớp dạng thấp ít người biết 

Sỏi thận là biến chứng viêm khớp dạng thấp ít người biết 

Phương pháp điều trị và ngăn ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp 

Việc điều trị và phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp có nhiều biện pháp, có thể kể đến như:

Phương pháp không sử dụng thuốc

Phương pháp không dùng thuốc tuy không đem lại hiệu quả nhanh nhưng lại giúp bảo vệ khớp và ngăn ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp trong tương lai.

  • Tập thể dục, luyện tập một số bài tập phù hợp với người bị viêm khớp  dạng thấp như đi bộ, đạp xe, yoga... 
  • Ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi… tốt cho xương khớp.
  • Hạn chế ăn đồ đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn vì có chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe.
  • Định kỳ thăm khám sức khỏe để có thể phát hiện các biến chứng của viêm khớp dạng thấp từ sớm và có hướng điều trị phù hợp. 

Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

Sử dụng thuốc tây 

Các biến chứng viêm khớp dạng thấp nếu không kiểm soát tốt có thể để lại nhiều di chứng nặng nề. Dưới đây là các thuốc thường được sử dụng để điều trị và phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp: 

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs): Thường dùng như ibuprofen, meloxicam, diclofenac… Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau khớp nhưng lại có nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa... 
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm steroid (Corticoid): Phổ biến như prednisolon, methylprednisolon... Cần thận trọng với một số tác dụng không mong muốn như phù, đục thủy tinh thể, loãng xương... 
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Thuốc thường dùng và kinh điển nhất là methotrexate. Thuốc có tác dụng làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa biến chứng, giảm đau nhức... Lưu ý một số tác dụng phụ có thể gặp như như thiếu máu, tăng men gan...
  • Thuốc sinh học: Thường được chỉ định cho trường hợp nặng hoặc không đáp ứng với tất cả các thuốc kể trên. Trước khi sử dụng thuốc sinh học cần đánh giá chức năng gan thận, sàng lọc lao... 

Khi sử dụng thuốc tây để điều trị viêm khớp dạng thấp cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng kéo dài hoặc tự ý tăng, giảm liều để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn. 

Dùng thuốc tây điều trị viêm đa khớp tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Dùng thuốc tây điều trị viêm đa khớp tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp đang được nhiều người ưa chuộng. Trong đó, phải kể đến một số thảo dược quý có khả năng hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa biến chứng như:

  • Hy thiêm: Trong hy thiêm có chứa kirenol - đây là hoạt chất có tác dụng kháng viêm và giảm đau tại chỗ hiệu quả. Từ đó cải thiện triệu chứng sưng đau khớp, không gây hại cho dạ dày. Thêm vào đó, hy thiêm còn có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống tự miễn. Điều này tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp từ căn nguyên. 
  • Bạch thược: Giúp giảm đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng cứng khớp, khó vận động. Vì vậy, người bệnh bị viêm khớp dạng thấp nên lựa chọn các bài thuốc có chứa bạch thược.
  • Sói rừng: Nhờ vào tác dụng điều hòa miễn dịch, giảm tự miễn mà sói rừng giúp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Kết hợp sói rừng với các thảo dược như hy thiêm, bạch thược… sẽ tăng cường hiệu quả cải thiện các triệu chứng đau nhức, viêm sưng và cứng khớp.

Hy thiêm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Hy thiêm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Nhìn chung, biến chứng của viêm khớp dạng thấp không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc, điều chỉnh chế độ sinh hoạt thì người bệnh nên kết hợp thêm các loại thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc thêm về các biến chứng viêm khớp dạng thấp cũng như cách phòng ngừa và điều trị, hãy để lại bình luận ở phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp một cách nhanh nhất.

Dược sĩ Thu Thảo

Bình luận