Cảnh báo khi sử dụng thuốc Meloxicam điều trị bệnh xương khớp
Thuốc Meloxicam có công dụng như thế nào?
Meloxicam là một loại thuốc chống viêm kê đơn thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Meloxicam có khả năng ức chế hoạt động của enzym prostaglandin synthetase từ đó hạn chế khả năng sản xuất và tổng hợp prostaglandin, một chất gây viêm và đau ở các tế bào đang bị tổn thương.
Với cơ chế hoạt động như trên nên Meloxicam thường đường dùng để điều trị cho các bệnh sau:
- Các bệnh về khớp như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp,... ở người lớn.
- Viêm khớp vô căn vị thành niên (cho trẻ từ 2 tuổi trở lên).
Hiện nay, thuốc được công ty Boehringer Ingelheim (Hy Lạp) sản xuất dưới tên biệt dược Mobic. Các dạng bào chế và hàm lượng thuốc phổ biến hiện nay như sau:
- Viên nén Meloxicam 7.5mg: Đóng gói theo quy cách hộp 2 vỉ x 10 viên với mức giá khoảng 190.000 VNĐ/hộp.
- Viên nén Meloxicam 15mg: Đóng gói theo quy cách hộp 2 vỉ x 10 viên với mức giá khoảng 130.000 VNĐ/hộp.
- Thuốc tiêm Meloxicam 15mg/1.5ml: Đóng gói theo hộp 5 ống 1.4ml với mức giá khoảng 140.000 VNĐ/hộp
Lưu ý mức giá trên chỉ mang tính tham khảo, mức giá chính xác sẽ thay đổi theo từng nhà thuốc cũng như thời điểm mua thuốc.
Ngoài các dạng bào chế trên, bạn cũng có thể tìm thấy Meloxicam ở các dạng hỗn dịch uống, viên nén phân tán trong miệng, viên nang. Bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm có cùng hoạt chất và tác dụng tương tự như: Anjeso, Qmiiz OD, Vivlodex,..
Các dạng bào chế Meloxicam (Mobic) phổ biến hiện nay
XEM THÊM: Thuốc Celecoxib và cách sử dụng giúp điều trị viêm khớp hiệu quả
Hướng dẫn sử dụng Meloxicam đúng cách
Bạn nên sử dụng Meloxicam chính xác theo những gì bác sĩ đã yêu cầu. Những hướng dẫn sử dụng dưới đây do nhà sản xuất đưa ra và chỉ nên dùng để tham khảo.
Cách dùng: Tùy thuộc vào dạng bào chế mà thuốc được sử dụng theo các cách sau:
- Dạng viên nén, viên nang: Dùng theo đường uống với một cốc nước lọc. Không nằm xuống trong vòng 10 phút sau khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng tới dạ dày.
- Dạng thuốc tiêm: Các nhân viên y tế sẽ tiêm thuốc cho bạn theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý tiêm thuốc.
- Dạng hỗn dịch uống: Lắc nhẹ chai trước khi dùng. Sử dụng theo đường uống và dụng cụ đo đặc biệt để lấy lượng thuốc chính xác.
- Dạng viên nén phân tán trong miệng: Sử dụng theo đường uống bằng cách đặt viên thuốc vào miệng và nuốt nhiều lần cho tới khi nó tan hết. Bạn có thể uống thêm nước sau khi thuốc đã tan hết, tuy nhiên không nhai hay uống nước trong quá trình đang sử dụng thuốc.
Lưu ý: Bạn có thể dùng thuốc cùng với thức ăn, sữa hoặc thuốc kháng axit để giám chứng đau dạ dày. Không tự ý chuyển đổi giữa các dạng bào chế của thuốc mà không được sự chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng người bệnh mà liều dùng Meloxicam sẽ khác nhau. Liều dùng tham khảo cho từng tình trạng bệnh như sau:
Liều dùng cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên)
- Điều trị viêm xương khớp: Sử dụng liều khởi đầu là 7.5mg, uống 1 lần/ngày. Sau có thể tăng lên không quá 15mg/ngày.
- Điều trị viêm khớp dạng thấp: Sử dụng liều khởi đầu là 7.5mg, uống 1 lần/ngày. Sau có thể tăng lên tối đa không quá 15mg/ngày.
Liều dùng cho trẻ em (Điều trị viêm khớp vô căn vị thành niên ở trẻ 2-17 tuổi): Sử dụng liều khởi đầu 7.5mg, uống 1 lần/ngày. Sử dụng tối đa không quá 7.5mg/ngày.
Lưu ý: Liều dùng có thể thay đổi theo theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Liều dùng với những người chạy thận nhân tạo hoặc bị bệnh gan, thận có thể thấp hơn thông thường.
Quên liều/ Quá liều
Cách xử lý trong trường hợp quên sử dụng hoặc sử dụng quá liều thuốc như sau:
Quên liều: Dùng ngay khi nhớ ra hoặc bỏ qua nếu đã tới thời gian sử dụng liều kế tiếp. Không dùng thêm thuốc để bổ sung cho liều đã quên.
Quá liều: Sử dụng quá liều lượng Meloxicam có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Các triệu chứng quá liều bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, chảy máu dạ dày,..
Ngoài ra dùng quá liều Meloxicam có thể khiến bạn gặp các vấn đề nghiêm trọng về tim hoặc suy nội tạng. Bạn cần liên lạc ngay với bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời nếu gặp bất cứ triệu chứng nghiêm trọng nào.
Bạn nên sử dụng Meloxicam điều trị bệnh xương khớp theo chỉ định của bác sĩ
XEM THÊM: Bị viêm khớp sử dụng Triamcinolone như thế nào cho hiệu quả?
Các cảnh báo cần lưu ý trước khi dùng Meloxicam
Meloxicam có thể gây phản ứng khác nhau ở những người sử dụng thuốc. Để đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý những cảnh báo sau đây:
Cảnh báo của FDA về sử dụng thuốc Meloxicam
Meloxicam nằm trong thuốc có cảnh báo hộp đen từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Trong đó, sử dụng thuốc có thể gây các tình trạng nguy hiểm như sau:
Cảnh báo về nguy cơ tim: Meloxicam làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, đau tim hoặc đột quỵ gây tử vong ở người dùng thuốc. Nếu bạn sử dụng thuốc lâu dài với liều cao hoặc có tiền sử bệnh tim mạch thì tỉ lệ này sẽ gia tăng. Thuốc không được sử dụng để giảm đau ở phẫu thuật ghép nối động mạch vành.
Cảnh bảo các vấn đề về dạ dày: Meloxicam làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và ruột như viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày và ruột dẫn tới tử vong. Người 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc cao hơn so với các đối tượng khác.
Cảnh báo về tác dụng phụ của Meloxicam
Tác dụng phụ của Meloxicam sẽ khác nhau ở từng người. Dưới đây là danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Meloxicam theo mức độ từ ít nghiêm trọng tới nghiêm trọng:
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng
- Khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nôn, ợ chua.
- Vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
- Chóng mặt, đau đầu, ngứa, phát ban.
Những triệu chứng này nhẹ và có thể biến mất khi cơ thể bạn đã thích nghi với thuốc sau vài ngày, vài tuần sử dụng. Tuy nhiên nếu chúng không biến mất hoặc nghiêm trọng hơn thì bạn nên xin sự tư vấn của bác sĩ.
Tác dụng phụ nghiêm trọng
- Đau tim với các triệu chứng: Đau ngực, khó chịu, khó thở, ra mồ hôi lạnh, đau ở khu vực cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm.
- Đột quỵ với các triệu chứng như tê, yếu mặt, cánh tay hoặc chân; lú lẫn đột ngột; khó nói; gặp vấn đề thị lực; chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng hoặc phối hợp cơ thể; nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân,..
- Các vấn đề về dạ dày và ruột như chảy máu, loét dạ dày, rách dạ dày,.. Dấu hiệu thường gặp là đau dạ dày nghiêm trọng, nôn ra máu, phân có màu đen và có máu trong phân,..
- Tổn thương gan với các triệu chứng như nước tiểu sẫm màu, buồn nôn, nôn, chán ăn, vàng da, vàng mắt.
- Tăng huyết áp với các triệu chứng như đau đầu kéo dài, chóng mặt, chảy máu cam,..
- Tích nước trong cơ thể biểu hiện ở việc tăng cân nhanh chóng, phù nề cơ thể ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân,..
- Các vấn đề về da như phồng rộp, bong tróc, phát ban, nổi mẩn ngứa, nổi mụn trên da,..
- Bệnh thận hư với các biểu hiện tiểu ít, tiểu nhiều, đau rát khi tiểu, thiếu máu,...
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với biểu hiện như thở nhanh, thở hổn hển, ngất xỉu, sưng quanh bọng mắt, mí mắt,.
Một số tác dụng phụ khác có thể không xuất hiện trong danh sách này. Tuy nhiên nếu xuất hiện bất cứ phản ứng nghiêm trọng nào, bạn cần liên hệ cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Đau bụng, khó chịu ở bụng là tác dụng phụ thường gặp khi dùng Meloxicam
Nhóm đối tượng nên cẩn thận với Meloxicam
Meloxicam không được sử dụng điều trị rộng rãi mà chỉ được sử dụng cho một số ít đối tượng. Đây là một số cảnh báo về đối tượng sử dụng thuốc Meloxicam.
Đối tượng chống chỉ định, không sử dụng thuốc
- Người mẫn cảm với Meloxicam và các thành phần trong thuốc.
- Người có tiền sử dị ứng với các loại thuốc chống viêm khác như aspirin, NSAIDs,..
- Người bị hen phế quản, polyp mũi, phù mạch thần kinh, phù Quincke,..
- Người loét tá tràng, viêm trực tràng,..
- Người bị chảy máu trong cơ thể như chảy máu dạ dày, chảy máu trực tràng, chảy máu não.,..
- Người bị suy tim, suy gan, suy thận nặng.
- Phụ nữ mang thai không nên dùng bởi thuốc có thể gây vấn đề nghiêm trọng về tim và phổi ở thai nhi.
- Phụ nữ có ý định mang thai không sử dụng bởi thuốc có thể gây chậm rụng trứng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
- Phụ nữ cho con bú không sử dụng bởi thuốc có thể truyền từ sữa mẹ sang trẻ và gây ảnh hưởng tới trẻ.
- Trẻ dưới 2 tuổi không sử dụng Meloxicam.
Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc:
- Người có tiền sử các bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày, loét tá tràng.
- Người có tiền sử hen suyễn.
- Người đang sử dụng các thuốc chống đông máu nên sử dụng thuốc Meloxicam theo chỉ định bác sĩ.
- Người đang làm việc lái xe, vận hành máy không sử dụng trong quá trình làm việc.
- Người cao tuổi sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Danh sách này không bao gồm đầy đủ những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ về mức độ an toàn trước khi sử dụng Meloxicam.
Người lớn tuổi điều trị đau cột sống lưng bằng Meloxicam theo chỉ định bác sĩ
Phản ứng giữa Meloxicam với các thuốc khác
Trước khi sử dụng Meloxicam, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn tất cả các loại thuốc, vitamin, sản phẩm hỗ trợ bạn đang dùng. Dưới đây là danh sách các loại thuốc tương tác với Meloxicam.
- Thuốc điều trị lo âu và trầm cảm như citalopram, venlafaxine,.. sử dụng chung với Meloxicam sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Nhóm thuốc corticosteroid như prednisone, dexamethasone,... sử dụng với Meloxicam có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày, chảy máu dạ dày.
- Thuốc trị ung thư pemetrexed khi dùng với Meloxicam làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như các bệnh về thận và dạ dày.
- Thuốc chống thải ghép cyclosporin khi dùng chung với Meloxicam sẽ làm tăng nồng độ cyclosporin gây các vấn đề về thận.
- Thuốc chống ung thư methotrexate dùng với Meloxicam sẽ làm tăng nồng độ methotrexate gây các bệnh về thận và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thuốc chống đông máu, làm loãng máu như warfarin dùng với Meloxicam làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
- Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực lithium dùng chung với Meloxicam khiến liều lượng lithi tăng lên, gây ngộ độc lithi với các triệu chứng run, khát nước, lú lẫn.
- Thuốc huyết áp như candesartan, benazepril, atenolol,... kết hợp với Meloxicam có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp.
- Thuốc lợi tiểu như hydrochlorothiazide, furosemide,... sử dụng chung với Meloxicam sẽ làm giảm tác dụng lợi tiểu.
- Thuốc chống viêm không steroid khác như aspirin, ibuprofen, naproxen,.. dùng chung với Meloxicam làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ như chảy máu, loét dạ dày,...
Cảnh báo từ dược sĩ khi sử dụng Meloxicam
Ngoài việc sử dụng Meloxicam điều trị bệnh xương khớp, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp và sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ để nâng cao hiệu quả. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống
Người bị bệnh xương khớp nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giúp xương chắc khỏe và hạn chế thoái hóa, viêm nhiễm xương khớp. Cụ thể như các thực phẩm chứa Omega 3, vitamin E, chất chống oxy hóa, kali và magie,..
Đồng thời bạn cần hạn chế các thực phẩm có hại và có thể khiến bệnh xương khớp nghiêm trọng hơn. Cụ thể như: Đồ chế biến sẵn, thực phẩm giàu acid oxalic, giàu lipid máu, các loại đồ ngọt, chất kích thích,...
Chế độ tập luyện: Bạn nên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng cơ thể đều đặn mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện hệ thống miễn dịch và giúp xương khớp không bị khô, cứng.
Sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên: Dùng kết hợp với sản phẩm chứa dầu vẹm xanh là giải pháp đang được nhiều người áp dụng để cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp, cột sống hiện nay. Với ưu điểm hiệu quả, an toàn khi sử dụng lâu dài nên rất nhiều người bị đau lưng, đau cổ vai gáy, nhức xương khớp lựa chọn biện pháp này hàng ngày để phòng ngừa tái phát. Tại Việt Nam, sản phẩm chứa dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do viêm thoái hóa khớp, đau nhức khớp do khô khớp đang được nhiều người tin dùng và cho phản hồi tốt. Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, dầu vẹm xanh có tác dụng từ "tốt" đến "rất tốt" trong việc cải thiện các triệu chứng viêm khớp, đau khớp, sưng khớp và hoàn toàn không gây tác dụng phụ.
Vẹm xanh cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách sử dụng thuốc Meloxicam và những cảnh báo mà bạn cần nắm rõ trong quá trình điều trị bệnh xương khớp. Hãy tuân thủ đơn thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Các thông tin hướng dẫn trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thuốc Meloxicam cũng như các loại thuốc điều trị xương khớp khác, bạn có thể liên hệ tới hotline 024. 38461530 hoặc 028. 62647169 để được tư vấn kịp thời.
Tham khảo
https://www.drugs.com/meloxicam.html
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/meloxicam-oral-route/precautions/drg-20066928
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-911/meloxicam-oral/details
https://www.medicalnewstoday.com/articles/meloxicam-oral-tablet#warning
Bình luận