Từ xưa cha ông ta đã biết rất nhiều cách trị bệnh vảy nến tại nhà từ những nguyên liệu tự nhiên “cây nhà lá vườn” dễ kiếm như lá trầu không, tỏi, nghệ, nha đam… Các phương pháp này ít tốn kém và không gây tác dụng phụ như thuốc tây. Vậy cụ thể cách trị như thế nào, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Cách trị bệnh vảy nến tại nhà từ thảo dược

Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính khiến người mắc ngứa ngáy, da bong tróc rất khó chịu và còn gây mất thẩm mỹ nên mọi người luôn tìm cách trị hiệu quả, đỡ tốn kém lại an toàn. Dưới đây là những cách trị bệnh vảy nến tại nhà bằng thảo dược thường xuyên được mọi người sử dụng:

Trị vảy nến tại nhà bằng tỏi và dầu dừa

Trong tỏi có chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ nên ngăn ngừa nhiễm trùng da và giúp giảm triệu chứng viêm của vảy nến. 

Dầu dừa có tác dụng kháng viêm kết hợp đặc tính chống oxy hóa, đồng thời lại chứa nhiều acid béo nên giúp làm sạch da bong tróc của vảy nến và giúp giữ ẩm cho da hiệu quả.

Cách thực hiện: Dùng 2 tép tỏi xay nhuyễn trộn đều với 3 thìa dầu dừa rồi thoa lên vùng da bị vảy nến. Để khoảng 20 phút cho dưỡng chất thẩm thấu vào da thì rửa lại bằng nước sạch. Làm 2-3 lần/ tuần sẽ giảm triệu chứng bệnh vảy nến. 

Tri-benh-vay-nen-bang-toi-va-dau-dua.webp

Trị bệnh vảy nến bằng tỏi và dầu dừa

Giảm triệu chứng vảy nến bằng nghệ

Nghệ được coi là thảo dược có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa nên làm giảm nhanh các tổn thương ngoài da của bệnh vảy nến. Vì vậy, người bệnh vảy nến hay sử dụng nghệ để trị bệnh. 

Cách 1: Sử dụng nghệ để uống hoặc chế biến thức ăn hàng ngày. Thêm nghệ tươi hoặc bột vào nấu cùng các món ăn phù hợp. Hoặc pha bột nghệ với mật ong cùng nước ấm uống mỗi buổi sáng vừa tốt cho sức khỏe lại giảm triệu chứng vảy nến. Nên sử dụng mỗi ngày 1,5 gam đến 3 gam nghệ.

Cách 2: Nghệ tươi, rửa sạch thái lát rồi cho vào máy xay nhuyễn và vắt lấy nước. Thêm vài thìa mật ong quấy đều để được hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị vảy nến. Kiên trì bôi đều 2 lần mỗi ngày, sau vài tuần các triệu chứng vảy nến đã giảm hẳn. 

Nghe-giup-giam-trieu-chung-benh-vay-nen.webp

Nghệ giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến

Xem thêm: Cách chữa vảy nến bằng trà xanh - Phương pháp hay chớ bỏ qua 

Dùng lá trầu không giúp triệu chứng vảy nến 

Lá trầu không cũng thường xuyên được người bệnh vảy nến sử dụng để tắm hoặc ngâm vùng da bị tổn thương để giảm ngứa ngáy, viêm đỏ. Bởi vì, trầu không có tác dụng chống viêm, sát khuẩn và giảm đau. 

Cách sử dụng: Lá trầu không đem rửa sạch, rồi cho vào nồi đun cùng 3 lít nước khoảng 30 phút đến khi lá mềm thì tắt bếp. Sau đó, pha nước với chút muối và nước lạnh cho ấm rồi ngâm vùng da bị tổn thương vào nước hoặc tắm hàng ngày. 

Điều trị vảy nến tại nhà bằng nha đam

Nha đam có rất nhiều dưỡng chất giúp giữ ẩm cho da tốt, phục hồi làn da bị hư tổn do vảy nến. 

Cách làm: Dùng 2-3 lá nha đam, rửa sạch gọt bỏ vỏ lấy phần gel bên trong đem xay nhuyễn. Thoa gel đó lên vùng da bị vảy nến rồi massage nhẹ nhàng, sau khoảng 20 phút gel khô thì rửa sạch da bằng nước sạch và lau khô. Thực hiện 3-4 lần/ tuần. 

Boi-gel-nha-dam-giup-lam-diu-da-do-vay-nen.webp

Bôi gel nha đam giúp làm dịu da do vảy nến

Những lưu ý khi trị vảy nến tại nhà 

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ cải thiện vảy nến tại nhà giúp người bệnh tiết kiệm chi phí mà bệnh vẫn cải thiện. Tuy người, khi áp dụng các cách này mọi người cũng cần lưu ý:

  • Loại bỏ vảy trên da nhẹ nhàng: tránh chà xát mạnh và gãi sẽ làm tổn thương da, khiến tình trạng vảy nến tồi tệ hơn. 
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm bệnh vẩy nến nặng hơn. Chính vì vậy, hãy tìm cách để thư giãn, cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Dùng thêm kem bôi làm mềm vảy như Axit salicylic
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, đẩy lùi vảy nến.

Sử dụng sản phẩm thảo dược trị vảy nến tại nhà

Các thảo dược có tác dụng trị vảy nến đều tốt lại an toàn cho sức khỏe người bệnh. Vì thế, hiện nay nền y học phát triển đã nghiên cứu ra sản phẩm có thành phần chính là cao sói rừng kết hợp cùng thổ phục linh, hoàng bá, nhũ hương,... Các loại thảo dược này khi kết hợp với nhau cùng liều lượng phù hợp giúp tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn, hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Soi-rung-giup-cai-thien-vay-nen-.webp

Sói rừng giúp cải thiện vảy nến 

Xem thêm: Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản từ cây sói rừng cực hiệu quả - Đừng bỏ lỡ!

Bên cạnh sói rừng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, giảm ngứa ngáy, bong tróc da do bệnh vảy nến thì các thành phần khác cũng có tác dụng giảm triệu chứng vảy nến như: 

  • Bạch thược: Có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống viêm.
  • Nhàu: Chứa enzym có tác dụng làm tăng năng lượng cho tế bào, bảo vệ chức năng tế bào.
  • L-Carnitine: Có tác dụng cải thiện phản ứng miễn dịch. 
  • Nhũ hương: Có đặc tính chống viêm, điều hòa miễn dịch, giảm viêm ngứa.

Có tới 80,05% người bệnh vảy nến dùng sản phẩm này giảm triệu chứng sau vài tuần sử dụng, các tổn thương trên da cũng giảm hẳn. Khi duy trì uống đều đặn sau 3-6 tháng, da sẽ mịn màng hơn, không còn bong vảy, ngứa như trước. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại viện Da liễu Trung ương. Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc thảo dược không có tác dụng phụ, không gây mỏng da, teo da như các phương pháp khác.


Hy vọng bài viết trên đã cung cấp tới bạn đọc các cách trị vảy nến tại nhà bằng thảo dược hiệu quả. Nếu bạn đọc có thắc mắc về bệnh vảy nến hay sản phẩm này vui lòng để lại câu hỏi hoặc thông tin liên hệ dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Link tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324270

https://www.medicalnewstoday.com/articles/314525 

https://www.healthline.com/health/herbs-for-psoriasis 

Dược sĩ Thanh Hà

Bình luận