Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 5 trên thế giới với hơn 1 triệu ca mắc mới mỗi năm, đứng thứ 4 về tỷ lệ tử vong do ung thư ác tính. Việt Nam hiện đứng thứ 18 trong số 20 nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây ung thư dạ dày, cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau để phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả hơn nhé.  

4 Nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh có tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi với khoảng 50-60% tổng số ca mắc ở độ tuổi từ 40 - 59 tuổi, nam giới thường mắc nhiều hơn nữ giới. Các nguyên nhân gây ung thư dạ dày có thể kể đến như sau:

Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng quan trọng đến nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Cụ thể:

  • Ăn nhiều muối: Ăn nhiều muối có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn H. pylori phát triển và gây viêm loét. Viêm loét dạ dày do H. pylori nếu không được điều trị có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
  • Ăn nhiều thực phẩm hun khói, đồ hộp, thịt đỏ: Các thực phẩm này thường chứa nhiều nitrat và nitrit, khi chuyển hóa trong cơ thể có thể tạo thành các hợp chất nitrosamine có khả năng gây ung thư.
  • Ăn ít trái cây và rau xanh: Trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm nguy cơ ung thư. Nếu người bệnh ăn ít loại thực phẩm này cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. 
  • Sử dụng nhiều chất kích thích: Rượu bia và thuốc lá là những chất kích thích mạnh có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.webp

Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Ngoài ra, một số thói quen ăn uống không tốt cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày như ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc uống nhiều nước ngọt nước có ga…

Nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori) làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do một số cơ chế sau:

  • Gây viêm loét và teo niêm mạc dạ dày: Vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và tiết ra các chất độc tố, gây viêm loét và teo niêm mạc dạ dày. Viêm loét dạ dày do H. pylori nếu không được điều trị có thể tiến triển thành loét mãn tính, dẫn đến teo niêm mạc dạ dày. Teo niêm mạc dạ dày là một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư dạ dày.
  • Tăng sản sinh nitrosamine: Vi khuẩn H. pylori tạo ra urease, một enzyme phân hủy ure thành amoniac và carbon dioxide. Amoniac có thể phản ứng với nitrit trong thức ăn để tạo thành nitrosamine, một hợp chất có khả năng gây ung thư.
  • Gây rối loạn hệ miễn dịch: Vi khuẩn H. pylori có thể ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cho cơ thể khó tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho ung thư phát triển: Vi khuẩn H. pylori tạo ra một môi trường axit trong dạ dày, môi trường này thuận lợi cho sự phát triển của các tế bào ung thư.

Vi khuẩn H. pylori làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.webp

Vi khuẩn H. pylori làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Ngoài ra, vi khuẩn H. pylori còn có thể kích thích sự tăng sinh tế bào, gây tổn thương DNA, gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis)... Những người bệnh có vi khuẩn HP dạ dày có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên 5-7 lần. Vì thế điều trị vi khuẩn HP dạ dày là điều vô cùng cần thiết giúp phòng chống ung thư. 

Di truyền và yếu tố gia đình

Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được một số gen có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày ví dụ như gen CDH1 (E-cadherin). Đây là gen ức chế khối u quan trọng nhất liên quan đến ung thư dạ dày, gen này thường di truyền theo kiểu trội, nghĩa là chỉ cần một bản sao gen bị đột biến là đã có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài ra còn một số gen khác có tỷ lệ gây ung thư dạ dày cao như gen APC, gen BRCA1 và BRCA2, gen EPCAM, en MLH1, MSH2, PMS1, PMS2, STK11…
Ngoài ra còn có một số hội chứng di truyền như hội chứng Lynch, hội chứng Li-Fraumeni và đặc biệt là hội chứng Gardner liên quan đến nguy cơ cao mắc polyp đại tràng và ung thư dạ dày.
Vì thế nếu bạn có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày đặc biệt là cha mẹ, anh chị em ruột thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày cũng sẽ cao hơn. 

Ung thư dạ dày có yếu tố di truyền.webp

Ung thư dạ dày có yếu tố di truyền

Mắc các bệnh lý liên quan khác

Có một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày mà bạn cần chú ý: 

  • Viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính. 
  • Teo dạ dày: Là tình trạng niêm mạc dạ dày mỏng dần và teo lại, nguyên nhân do viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính, thiếu máu ác tính, phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày
  • Polyp dạ dày: Hầu hết các polyp dạ dày đều lành tính, nhưng một số polyp có thể trở thành ung thư đặc biệt ở người có polyp dạ dày có kích thước lớn hoặc polyp có dạng bất thường.
  • Thiếu máu ác tính, thiếu hụt vitamin B12.
  • Một số bệnh lý khác như viêm dạ dày tự miễn, suy giảm miễn dịch. 

Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày như béo phì, tiếp xúc với hóa chất, suy giảm miễn dịch…

Các cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả

Ung thư dạ dày có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe nên việc phòng ngừa bệnh từ sớm là điều vô cùng cần thiết. Các cách phòng ngừa bệnh hiệu quả mà bạn nên áp dụng như sau: 

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh gồm hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, chiên rán, ăn nhiều trái cây, rau xanh giàu vitamin C, E, beta-carotene, các thực phẩm lên men như sữa chua, dưa muối…
  • Khám và điều trị vi khuẩn H. pylori, dùng kháng sinh nếu được kê đơn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì, tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Bỏ các thói quen không tốt như ăn uống không đúng giờ, ăn quá no, quá đói, tránh thức ăn quá nóng, quá cay, không hút thuốc lá…
  • Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày kể trên.

Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.webp

Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả

*Giải pháp hỗ trợ phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả từ thành phần thảo dược Oncolysin. 

Bên cạnh các phương pháp phòng ngừa ung thư dạ dày kể trên các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của dùng thêm sản phẩm thảo dược để hỗ trợ tiêu u, giảm bướu, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư. 
Sản phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư dạ dày nổi bật nhất hiện nay phải kể đến sản phẩm hỗ trợ giảm u bướu có thành phần chính là Oncolysin - hỗn hợp thảo dược gồm cao Sơn đậu căn, muối kẽm, MSM (methylsulfonylmethane).

Cao sơn đậu căn giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện khối u, ung thư.webp

Cao sơn đậu căn giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện khối u, ung thư

Sơn đậu căn trong hỗn hợp thảo dược Oncolysin đã được các nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012, 2017 và phát hiện có chứa hoạt chất oxymatrine và matrine có khả năng ngăn ngừa sự tiến triển và ức chế các đặc tính di căn của tế bào ung thư.
Trong hỗn hợp thảo dược Oncolysin còn chứa phức hợp giữa MSM và muối kẽm được các nhà khoa học tại Hoa Kỳ cho thấy tác dụng hỗ trợ đáp ứng miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào u bướu. Kẽm còn tác động lên bệnh u bướu bằng cách giảm sự hình thành mạch máu nuôi dưỡng các tế bào u bướu.
Các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng hỗn hợp thảo dược Oncolysin kết hợp thêm các thảo dược khác như cao xạ đen, cao củ sả, cao bán biên liên, cao bạch hoa xà thiệt thảo và bào chế bằng công nghệ lượng tử cho tạo thành sản phẩm thảo được hỗ trợ giảm u bướu an toàn, hiệu quả. Sản phẩm có thể kết hợp với các phương pháp điều trị tây y khác để hỗ trợ tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh ung thư vú hiệu quả hơn. 
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-oncolysin.webp

Bình luận