Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đứt dây chằng chéo, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do gặp chấn thương trong quá trình tập luyện thể thao. Tình trạng đứt dây chằng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ giảm khả năng cử động của các khớp và thoái hóa khớp sớm. Cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị đứt dây chằng trong bài viết dưới đây. 

Đứt dây chằng có thể biểu hiện khác nhau giữa mỗi người, tuy nhiên đều sẽ có đặc điểm chung như sau:

  • Khớp gối phát ra âm thanh răng rắc ngay khi có chấn thương xảy ra 
  • Khớp gối sưng to, phù nề hơn hẳn so với bên chân lành. Một số trường hợp có thể xuất hiện các vết bầm tím trên chân
  • Khớp bị đứt dây chằng có thể xuất hiện thêm các vết lõm
  • Lỏng khớp gối: Khớp gối bị lỏng lẻo và khó đứng vững
  • Chân yếu, cảm giác đi không có lực, người bệnh dễ bị té ngã khi bước lên xuống cầu thang
  • Teo cơ: Đây là triệu chứng xuất hiện muộn, nguyên nhân là bởi người bệnh không vận động bên chân bị đứt dây chằng trong một thời gian dài. Teo cơ thường xuất hiện sau khi khớp giảm sưng đỏ 

Đứt dây chằng sẽ có triệu chứng chung là sưng khớp, lỏng khớp, đi lại không vững

Đứt dây chằng sẽ có triệu chứng chung là sưng khớp, lỏng khớp, đi lại không vững

Thông thường tình trạng đứt dây chằng có thể chia thành 3 cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất, dây chằng bị chùng giãn do kéo căng quá mức. Ở cấp độ này người bệnh khi chơi thể thao thi thoảng sẽ cảm thấy đau nhức nhẹ và khớp hơi lỏng lẻo, tuy nhiên vẫn có đi lại và tập luyện bình thường nên nhiều người chủ quan không thăm khám và điều trị ngay. 
  • Cấp độ 2: Dây chằng bị đứt rách 1 phần, tình trạng khớp gối trở nên lỏng lẻo bất thường. Đây cũng là triệu chứng phổ biến nhất của đứt dây chằng
  • Độ 3: Đây là trường hợp đứt dây chằng nặng nề nhất, dây chằng bị đứt rách hoàn toàn, khớp gần như không còn khả năng vận động. 

Điều trị đứt dây chằng như thế nào?

Trước tiên khi người bệnh đến thăm khám sẽ được bác sĩ thực hiện các xét nghiệm và chụp chiếu như sau:

  • Chụp x-quang: Thông qua hình ảnh chụp chiếu bác sĩ có thể biết người bệnh bị đứt dây chằng có kèm thêm gãy xương hay không?
  • Chụp cộng hưởng từ: Có thể thấy rõ hình ảnh dây chằng và sụn chêm, sụn có bị rách hay không, dây chằng rách ở mức độ nào. 

Chụp X-quang giúp bác sĩ xác nhận các tổn thương xung quanh dây chằng bị đứt

Chụp X-quang giúp bác sĩ xác nhận các tổn thương xung quanh dây chằng bị đứt

Sau khi đã có kết quả chụp chiếu, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh cụ thể. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra để có thể hồi phục trong thời gian ngắn nhất. Dưới đây là các phương pháp điều trị đứt dây chằng phổ biến.

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối, đặc biệt là các vận động có thể gây áp lực lên khớp gối đang gặp chấn thương. Nghỉ ngơi cũng giúp khớp hạn chế nguy cơ tăng sưng, viêm và tụ dịch khớp. 
  • Chườm lạnh: Ngay sau khi chấn thương, người bệnh nên thực hiện chườm đá để giảm đau và giảm sưng tấy nhanh. Người bệnh nên thực hiện chườm lạnh từ 15 đến 30 phút mỗi lần, mỗi lần chườm cách nhau khoảng 2 tiếng. 
  • Băng ép khớp: Băng ép khớp giúp giảm đau, cố định khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi khớp. Người bệnh có thể sử dụng băng quấn hoặc nẹp khớp gối chuyên dụng. Tuy nhiên cần lưu ý không nên băng quá chặt vì sẽ gây chèn ép các mạch máu, căng tức cơ. 
  • Kê cao chân: Người bệnh sẽ được kê chân cao hơn vị trí của tim. Điều này sẽ giúp ngăn máu chảy nhiều về vị trí đang bị đứt dây chằng và sẽ hạn chế tình trạng tụ máu. 

Chườm lạnh giúp giảm sưng tấy khớp, ngăn tụ dịch do đứt dây chằng

Chườm lạnh giúp giảm sưng tấy khớp, ngăn tụ dịch do đứt dây chằng

Trong trường hợp đứt dây chằng hoàn toàn, người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật thay thế dây chằng mới. Phẫu thuật sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ nhiễm trùng. Do đó nếu chấn thương ở mức độ 1 và 2 bác sĩ vẫn sẽ khuyến khích người bệnh điều trị bảo tồn. 

Chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị đứt dây chằng

Trong phác đồ điều trị, ngoài việc sơ cứu bên ngoài, người bệnh cũng cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ xương khớp từ bên trong để khớp nhanh hồi phục hơn, người bệnh sớm có thể quay trở lại sân tập. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà người bị đứt dây chằng nên ăn:

Sữa và các chế phẩm từ sữa: 

Đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất, dưỡng chất cho xương khớp. Bạn nên uống từ 400-600ml sữa/ngày

Rau xanh và hoa quả tươi: 

Khi bị đứt dây chằng người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin nhóm B, C, E, caroten từ trái cây chín và rau xanh. Bổ sung thường xuyên rau xanh cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và nhanh hồi phục hơn. 

Protein từ các loại thịt: 

Người bệnh nên bổ sung thêm protein từ các loại thịt, cá, hải sản, các loại đậu. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các mô và cơ, tái tạo các tế bào mới. Bên cạnh đó còn giúp cân bằng nồng độ axit kiềm, tăng cường khả năng trao đổi chất

Collagen type 1 từ màng vỏ trứng:

Màng vỏ trứng là hợp chất quý giá cho những người đang gặp tình trạng đứt dây chằng do chơi thể thao. Bởi trong màng vỏ trứng có chứa đến 4 dưỡng chất quan trọng cho khớp là collagen type 1, chondroitin, glucosamine, acid hyaluronic giúp củng cố sự dẻo dai, đàn hồi tốt cho gân, cơ và dây chằng, chondroitin và glucosamine giúp sụn khớp thêm chắc khỏe. 

Màng vỏ trứng cung cấp collagen type 1 giúp phục hồi dây chằng nhanh chóng hơn

Màng vỏ trứng cung cấp collagen type 1 giúp phục hồi dây chằng nhanh chóng hơn

Người bệnh nên bổ sung qua thực phẩm hỗ trợ chứa màng vỏ trứng. Lý do là bởi màng vỏ trứng trong sản phẩm được chiết xuất bằng công nghệ Lượng tử hiện đại giúp làm sạch, sàng lọc bụi bẩn tạp chất và chiết xuất năng lượng cao để thu được dưỡng chất tinh khiết nhất, an toàn nhất cho người sử dụng. Do đó để tăng khả năng phục hồi và tái tạo dây chằng khớp, người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa màng vỏ trứng hàng ngày để nâng cao tác dụng điều trị. 

Tóm lại, để điều trị đứt dây chằng, người bệnh cần thực hiện các biện pháp điều trị bảo tồn, trường hợp nặng nhất sẽ cần phẫu thuật. Kết hợp với đó người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa màng vỏ trứng hàng ngày. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến viêm khớp tự miễn, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

Dược sĩ Bình Nguyên

758.webp

Bình luận