Á sừng là bệnh ngoài da thuộc nhóm viêm da cơ địa, dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý da liễu khác. Bệnh có tính chất dai dẳng, tái phát theo chu kỳ nên rất khó để chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về bệnh á sừng trong bài viết dưới đây nhé! 

Benh-a-sung-la-can-benh-da-lieu-kha-thuong-gap.webp

Bệnh á sừng là căn bệnh da liễu khá thường gặp

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hiện nay y học chưa xác định rõ nguyên nhân gây á sừng. Nhưng vẫn có nhiều tài liệu chỉ ra rằng cơ chế bệnh sinh có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Ngoài ra, bệnh bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi như:

  • Thời tiết hanh khô, lạnh quá mức hoặc nóng bứt, bí bách da. Mùa đông triệu chứng nặng hơn.
  • Tiếp xúc với hóa chất như thuốc tẩy, xà phòng, dầu gội, nước rửa chén, bột giặt, thuốc nhuộm...
  • Tiếp xúc với các dị nguyên môi trường như lông động vật, nguồn nước ô nhiễm, phấn hoa
  • Cơ thể suy giảm miễn dịch, các yếu tố tiếp xúc với da liên quan đến nghề nghiệp thường ngày.
  • Rối loạn nội tiết ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da.
  • Sự thiếu hụt vitamin như A, C, D, E... trong chế độ dinh dưỡng khiến cấu trúc da yếu kém.
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có nguy cơ cao bị á sừng

Triệu chứng và chẩn đoán

Người bị á sừng xuất hiện các tổn thương da lâm sàng rất đặc trưng như:

  • Bề mặt da khô ráp, dày sừng, chai sần và có xu hướng lan rộng sang các vùng da khỏe mạnh khác.
  • Da xù xì, nứt nẻ, nổi mụn nước, bề mặt da ngứa ngáy, sưng đỏ và chảy máu.
  • Móng tay, chân dần chuyển sang màu vàng, có lỗ nhỏ li ti, nặng hơn có thể tách khỏi móng.
  • Lở loét da do nhiễm vi khuẩn, nấm tại vùng da bị tổn thương á sừng.

A-sung-dac-trung-voi-cac-mang-da-bong-troc-xu-xi-ngua-ngay-va-dau-nhuc.webp

Á sừng đặc trưng với các mảng da bong tróc, xù xì, ngứa ngáy và đau nhức

Ngoài đánh giá bệnh thông qua triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phân biệt á sừng với các bệnh lý da liễu khác. Một số ít trường hợp chẩn đoán á sừng được chỉ định thực hiện sinh thiết khi việc khám lâm sàng không có kết quả.

Biến chứng của á sừng là gì?

Á sừng là căn bệnh da liễu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Có thể phát hiện và kiểm soát diễn tiến bằng các biện pháp phù hợp. Do đó, tiên lượng bệnh khá tốt, người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, á sừng khó có thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn do có liên quan chủ yếu đến yếu tố di truyền và cơ địa.

Bệnh có tính chất dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần nếu không điều trị. Các biến chứng rủi ro của á sừng thường gặp như:

  • Suy giảm cấu trúc và chức năng da.
  • Bội nhiễm, hoại tử da, tổn thương khó lành.
  • Nhiễm trùng máu di nhiễm khuẩn, bội nhiễm.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh
  • Á sừng là bệnh ngoài da do cơ địa ứng, không phải bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

Điều trị á sừng như thế nào?

Á sừng là bệnh mãn tính, cho đến nay y học chưa ghi nhận phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, có thể kiểm soát bệnh được thông qua các biện pháp phù hợp. Mục tiêu chữa á sừng là kiểm soát tiến triển, cải thiện triệu chứng và duy trì sự ổn định của bệnh, phòng ngừa tái phát.

1. Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc nhằm mục tiêu cải thiện triệu chứng và kiểm soát tiến triển bệnh á sừng. Nhóm thuốc điều trị á sừng thường dùng gồm:

  • Thuốc bôi tại chỗ: có tác dụng chính là làm bong sừng bạt vảy, chống viêm. Thường là các loại acid salycilic, chế phẩm chứa steroid, thuốc mỡ Corticoid, thuốc mỡ kháng sinh, kem dưỡng ẩm...
  • Thuốc uống toàn thân: dành cho những trường hợp bị á sừng cấp độ nặng, có biến chứng nhiễm trùng da như thuốc kháng sinh chống khuẩn, thuốc corticoid đường uống, thuốc kháng histamine...

Bệnh nhân chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng quá mức giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.

2. Chăm sóc tại nhà

Khi điều trị tại nhà, người bệnh á sừng cần lưu ý những điều sau:

  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống là cách hỗ trợ tốt nhất để ức chế tiến triển bệnh á sừng, ngăn chặn biến chứng.
  • Tuyệt đối không chà xát mạnh, kỳ cọ để cố tình làm bong lớp vảy da á sừng để tránh gây tổn thương vùng da yếu ớt bên trong.
  • Không tiếp xúc với bất kỳ loại hóa chất tẩy rửa, xà phòng, xăng hay dầu nào trong quá trình điều trị bệnh. Nếu bắt buộc hãy đeo găng tay nhựa để bảo vệ da.

Khong-nen-de-da-tiep-xuc-truc-tiep-voi-cac-hoa-chat-chat-tay-rua.webp

Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, chất tẩy rửa

  • Cắt ngắn móng tay, móng chân và tuyệt đối không dùng móng cào gãi lên vùng da á sừng.
  • Vệ sinh da sạch sẽ và luôn giữ cho làn da khô ráo.
  • Không được ngâm da trong nước quá lâu, nhất là nước muối, lau khô người ngay sau khi tắm xong.
  • Trong lúc nấu ăn và có sử dụng các loại gia vị có tính kích ứng mạnh như ớt, muối..., hãy đeo găng tay bảo hộ.
  • Ăn uống khoa học, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ưu tiên rau xanh, củ quả, trái cây tươi.
  • Tránh các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như thịt bò, đậu phộng, hải sản (tôm, cua, cá, ghẹ,...).
  • Uống nhiều nước để bù đắp lượng nước thiếu hụt, duy trì độ ẩm cho làn da. Trung bình 2 lít/ ngày.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để làm mềm, ẩm da, xoa dịu kích ứng và phục hồi nhanh hơn...

Duong-am-thuong-xuyen-la-cach-phong-ngua-benh-a-sung-hieu-qua.webp

Dưỡng ẩm thường xuyên là cách phòng ngừa bệnh á sừng hiệu quả

 3. Sử dụng kem dược liệu giúp cải thiện á sừng hiệu quả

Việc điều trị á sừng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài (ít nhất 6 tháng) nên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ từ thuốc. Do đó, nhiều người đã lựa chọn sản phẩm thảo dược giúp cải thiện bệnh á sừng an toàn, cho hiệu quả bền vững. Điển hình là bộ sản phẩm kem bôi chứa kẽm salicylate đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn.

Bạn có thể chọn kem bôi dược liệu có chứa kẽm salicylate, nano bạc, dầu hạt Neem, dầu dừa giúp làm dịu da, chống viêm ngứa, kháng khuẩn, tăng tái tạo da, phục hồi da khi bị á sừng. Đồng thời có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và bảo vệ da tránh các tác động từ bên ngoài làm nặng thêm các triệu chứng bệnh. 

Hi vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh á sừng. Và đừng quên sử dụng kem dược liệu để bệnh nhanh cải thiện nhé!

Bình luận