Chữa viêm họng bằng lá tía tô là phương pháp lành tính, an toàn và khá hiệu quả nên được nhiều người áp dụng. Vậy vì sao lá tía tô lại có công dụng trong việc chữa trị bệnh lý này? Cách thực hiện chi tiết ra sao? Khi áp dụng có cần lưu ý gì không? Hãy dành ít phút đọc bài viết này để có câu trả lời đầy đủ nhất!

Viêm họng – “Bệnh vặt” mà nhiều người xem thường

Nhiều người vẫn nhầm tưởng viêm họng là bệnh lý đơn giản, dễ mắc và nhanh khỏi nên sinh ra tâm lý “coi thường”. Thực tế không phải vậy. Viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Viêm họng thường là do virus (cúm, sởi, adenovirus,...) hoặc vi khuẩn như: Phế cầu, tụ cầu, nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn tán huyết Beta nhóm A Streptococus - phủ phạm số 1 gây nên viêm họng cấp, đặc biệt là với những trẻ từ 5 – 15 tuổi. Một khi đã xâm nhập vào niêm mạc họng, phần kháng nguyên của vi khuẩn sẽ lưu hành trong máu, đến lắng đọng ở cầu thận, van tim, màng khớp và gây nên những biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan này như viêm cầu thận, viêm cơ tim,… 

Biến chứng viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm lan tỏa không mưng mủ ở tất cả các cầu thận của 2 thận. Bệnh diễn biến cấp tính với những biểu hiện như: Phù, tăng huyết áp, tiểu ra máu và protein niệu.

 Viêm cầu thận cấp là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng

Viêm cầu thận cấp là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng

Biến chứng thấp khớp là tình trạng viêm cấp tính các khớp lớn xảy ra sau viêm nhiễm liên cầu khuẩn. Các khớp gối, cổ chân, khuỷu tay thường bị viêm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Tình trạng viêm có thể di chuyển từ khớp này đến khớp khác. Sau khi di chuyển tới khớp mới, tình trạng viêm tại khớp cũ sẽ không còn. Biến chứng này nếu không được điều trị sẽ gây hỏng màng khớp và ảnh hưởng tới chức năng vận động sau này.

Biến chứng thấp tim là là hậu quả nặng nề nhất, xảy ra ở màng trong tim, cơ tim, màng ngoài tim hoặc viêm tim toàn bộ. Đây là tiền đề cho hàng loạt các bệnh tim mạch về sau như: Hẹp van tim, hở van tin, viêm màng trong tim,… gây nguy hiểm cho tính mạng.

Biến chứng tại chỗ bao gồm: Áp xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp xe thành họng. Biến chứng gần có thể gây: Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra, viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả khí quản, phế quản hoặc viêm phổi.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm họng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, có nhiều cách chữa viêm họng, từ thuốc tây cho đến kinh nghiệm dân gian. Trong đó, các bài thuốc tự nhiên được nhiều người tin tưởng lựa chọn vì tính an toàn, tiêu biểu như dùng lá tía tô.

>>> Xem thêm: Bị viêm họng cấp nên kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh

Vì sao lá tía tô có thể chữa bệnh viêm họng?

Cây tía tô có tên khoa học là Folium Perillae Fructescentis. Đây là loại cây thân thảo có chiều cao khoảng 0.5 - 1.5 m. Thân cây thẳng đứng và có nhiều lông mềm, ngắn, nhỏ. Lá tía tô mọc cân xứng, hình quả trứng, đầu nhọn, rìa cạnh có răng cưa lớn. Lá tía tô có màu xanh tím hoặc màu tím. Tía tô có 2 loại đó là:

- Tía tô có lá màu tím hung (perilla ocymoides var purpurascens).

- Loại có lá màu lục và gân màu hung (perilla ocymoides va bicolor).

Lá tía tô không chỉ là gia vị quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày mà theo đông y, thảo dược này vị cay, tính ôn (ấm), quy vào 2 kinh phế và tỳ, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có rất nhiều tác dụng như: Giải độc, an thai, trị cảm, đau bụng do cảm lạnh, chữa bệnh gout, trị các bệnh về hô hấp như ho, cảm cúm, viêm họng, viêm họng hạt.

 Lá tía tô chữa viêm họng tương đối hiệu quả

Lá tía tô chữa viêm họng tương đối hiệu quả

Theo các nghiên cứu, lá tía tô có chứa một số thành phần hóa học như: 0,3 - 0,5% tinh dầu, 20% citral. Hạt chứa 23,12% protein, 45,07% dầu béo, 10,28% nitơ, 4,64% tro, acid nicotinic 3,98 mg/100 g,... giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, nâng cao hệ thống miễn dịch, đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể, cải thiện tình trạng viêm họng nhanh chóng. Chính vì vậy, lá tía tô được nhiều người lựa chọn trong điều trị viêm họng với mục đích: Làm ấm cơ thể, chữa lành các tổn thương ở vùng họng, niêm mạc cổ họng, đồng thời hạ khí, tiêu đờm, giảm nhanh cơn ho và khô rát họng,…

>>> Xem thêm: Làm thế nào để đề phòng viêm họng cấp?

Bật mí cách chữa viêm họng bằng lá tía tô “chuẩn” nhất

Tía tô rất lành tính, có thể sử dụng để chữa viêm họng ở cả trẻ em và người lớn. Tùy từng đối tượng mà cách thực hiện sẽ khác nhau:

Với người lớn

- Tía tô ngâm rượu: Phương pháp hiệu quả nhất để chữa viêm họng bằng tía tô chính là ngâm rượu. Cách làm đơn giản như sau: Lấy khoảng 90 - 100g hạt tía tô đem rửa sạch, sao qua cho thơm, tán thành bột mịn rồi ngâm cùng với một lít rượu gạo, để trong khoảng 1 tuần. Sau đó, đem chắt lấy nước rồi uống mỗi ngày khoảng 2 - 3 lần.

- Món cháo tía tô: Cháo tía tô không chỉ là món ăn giúp giải cảm hiệu quả mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng. Để nấu cháo tía tô chữa bệnh, bạn có thể áp dụng theo cách đơn giản như sau:

Chuẩn bị: 1 bát con gạo tẻ, 150g lá tía tô, 3 củ hành tươi, các loại gia vị cần thiết.

Thực hiện: Gạo tẻ đem vo sạch, ngâm cho nở ra rồi nấu nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Rửa sạch lá tía tô và hành tươi rồi thái nhỏ, cho vào nồi, tắt bếp là có thể dùng ngay. Nên ăn khi cháo còn nóng. Thực hiện vài ngày, mỗi ngày 2 - 3 lần.

 Cháo tía tô được dùng để điều trị bệnh viêm họng

Cháo tía tô được dùng để điều trị bệnh viêm họng

Đối với trẻ nhỏ

- Dùng hạt tía tô: Lấy khoảng 20g hạt tía tô tán thành bột mịn, hòa với nước ấm rồi cho trẻ uống mỗi ngày 2 - 3 lần.

- Kết hợp lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế, đường phèn: Hãy chuẩn bị lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế với tỷ lệ bằng nhau rồi rửa sạch. Cho tất cả vào bát sứ, thêm đường phèn và một chút nước, sau đó đun cách thủy trong 15 – 20 phút rồi để nguội. Cho trẻ uống khoảng ½ muỗng cafe/ngày. Cha mẹ nên cho trẻ uống từ từ để nước thuốc thấm vào lưỡi, họng, sẽ cho hiệu quả trị bệnh cao nhất.

Theo các chuyên gia, việc áp dụng cách chữa viêm họng bằng lá tía tô chỉ nên áp dụng đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Còn nếu đã trở nặng, người bệnh nên nhanh chóng đi khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, trong quá trình chữa bệnh, bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Khi sử dụng lá tía tô để chữa viêm họng, bạn cần phải rửa thật sạch và chỉ chọn những lá tươi để có hiệu quả cao nhất.

>>> Xem thêm: 4 loại thực phẩm giúp bạn nhanh khỏi viêm họng

Giải pháp phòng ngừa viêm họng từ thiên nhiên

Dùng lá tía tô là một trong những phương pháp giúp cải thiện bệnh viêm họng được đánh giá cao vì tính an toàn. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các bài thuốc kể trên lại khiến bạn tốn khá nhiều thời gian, chúng cũng không phù hợp với những người phải đi công tác nhiều. Ngày nay, với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, các chuyên gia đã dựa vào những bài thuốc y học cổ truyền để nghiên cứu và bào chế nên sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược quý, giúp hỗ trợ điều trị viêm họng rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có thành phần chính chiết xuất từ cây rẻ quạt dạng viên nén và cốm hoà tan. Rẻ quạtđược mệnh danh là kháng sinh thực vật giúp cải thiện nhanh các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mà không lo nhờn thuốc như thuốc hoá dược tổng hợp. Cụ thể, qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy rằng: Rẻ quạt chứa nhiều hoạt chất như isoflavonoid và flavonoid có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ theo hàng nghìn cơ chế khác nhau. Được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh viêm họng, ho nhiều đờm, khản tiếng.

 Rẻ quạt hỗ trợ điều trị viêm họng an toàn, hiệu quả

Rẻ quạt hỗ trợ điều trị viêm họng an toàn, hiệu quả

Ngoài ra, sản phẩm còn là sự kết hợp của: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, vitamin C, D3 và kẽm gluconate,... giúp tiêu viêm, giảm sưng, cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị viêm họng cấp và mạn tính rất hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, thích hợp với cả người lớn và trẻ em. 

Chữa viêm họng bằng lá tía tô là phương pháp an toàn và tương đối hiệu quả. Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, hãy sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây rẻ quạt dạng viên nén hoặc cốm mỗi ngày, bạn nhé!

Bình luận