Viêm phổi kẽ hay bệnh phổi kẽ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm phổi kẽ là gì? Triệu chứng viêm phổi kẽ và cách cải thiện bệnh như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Viêm phổi kẽ là gì?

Viêm phổi kẽ hay bệnh phổi kẽ là một bệnh lý hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm và xơ ở các khoảng kẽ của phổi, tức các mô liên kết quanh phế nang, các vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu phổi, biểu mô mao mạch phổi…

Khi mắc bệnh viêm phổi kẽ những bộ phận của phổi giúp oxy đi vào máu và đi ra các mô bị tổn thương. Tình trạng xơ trong phổi khiến người bệnh khó thở và xuất hiện những cơn ho mãn tính. Khi tổn thương phổi tiếp tục diễn tiến mà không được can thiệp điều trị thì ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Người mắc bệnh phổi mô kẽ có thể gặp các biến chứng đe dọa tính mạng như nhiễm trùng phổi, suy hô hấp (không đủ oxy hoặc quá nhiều CO2 trong cơ thể). 

Viêm phổi kẽ là bệnh lý hô hấp khá phổ biến hiện nay

Viêm phổi kẽ là bệnh lý hô hấp khá phổ biến hiện nay

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ

Nguyên nhân của bệnh viêm phổi kẽ bao gồm những nguyên nhân có thể xác định được hoặc những nguyên nhân không rõ. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến bao gồm chất độc trong không khí ở nơi làm việc, thuốc và một số phương pháp điều trị bệnh lý.

  • Yếu tố nghề nghiệp và môi trường: Việc tiếp xúc lâu dài với một số chất độc và chất ô nhiễm trong môi trường có thể làm tổn thương phổi. Các chất này bao gồm bụi silic, sợi amiăng, bụi mịn, phân chim,…
  • Thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây hại cho phổi của bạn và là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ, chẳng hạn như: 
  • Thuốc hóa trị: Các loại thuốc có công dụng tiêu diệt tế bào ung thư, chẳng hạn như methotrexate (Otrexup, Trexall…) và cyclophosphamide cũng có thể làm hỏng mô phổi.
  • Thuốc trợ tim: Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh lý tim mạch, chẳng hạn như amiodarone (Nexterone, Pacerone) hoặc propranolol (Inderal, Innopran) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi mô kẽ.
  • Thuốc kháng sinh: Nitrofurantoin (Macrobid, Macrodantin…) và ethambutol (Myambutol) có thể làm tổn thương phổi, gây ra bệnh viêm phổi kẽ.
  • Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm như rituximab (Rituxan) hoặc sulfasalazine (Azulfidine) cũng được biết đến là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh phổi mô kẽ.
  • Vấn đề sức khỏe: Ngoài yếu tố môi trường hay những loại thuốc đang sử dụng thì các bệnh lý, đặc biệt là các bệnh miễn dịch cũng là “thủ phạm” gây ra chứng bệnh phổi mô kẽ, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì hoặc viêm da cơ và viêm đa cơ.

Thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi kẽ

Thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi kẽ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi kẽ

Bên cạnh những nguyên nhân cụ thể kể trên, còn một số yếu tố tuy không trực tiếp dẫn đến bệnh phổi mô kẽ nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Tuổi tác: Bệnh viêm phổi kẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến người lớn hơn, mặc dù trẻ sơ sinh và trẻ em đôi khi cũng mắc phải căn bệnh hô hấp nguy hiểm này.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Những người bị trào ngược axit dạ dày hoặc khó tiêu nếu không điều trị dứt điểm sẽ dễ bị bệnh phổi mô kẽ hơn.
  • Hút thuốc: Một số dạng bệnh phổi kẽ có nhiều khả năng xảy ra ở những người có tiền sử hút thuốc. Các trường hợp đang mắc bệnh hô hấp nói chung và bệnh viêm phổi kẽ nói riêng nếu vẫn tiếp tục hút thuốc lá sẽ làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi có kèm theo bệnh khí thũng.

Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi kẽ

Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi kẽ

Triệu chứng của viêm phổi kẽ

Các dấu hiệu của bệnh lý hô hấp này hầu hết là triệu chứng không đặc hiệu, tức là những triệu chứng phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một người bị bệnh phổi mô kẽ thường có các triệu chứng như:

  • Ho khan.
  • Hụt hơi.
  • Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức, vận động mạnh.
  • Mệt mỏi.
  • Một dấu hiệu khác kém phổ biến hơn ở những người mắc bệnh phổi mô kẽ chính là ngón tay dùi trống – tình trạng móng tay to, cong hơn bình thường do các vấn đề sức khỏe.

Điều trị viêm kẽ phổi

Thông thường, việc điều trị bệnh phổi mô kẽ tập trung vào hai nhóm mục tiêu là làm thuyên giảm các triệu chứng cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh, từ đó giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy các phương pháp điều trị thường được áp dụng cho người bệnh viêm phổi kẽ là gì?

  • Sử dụng thuốc điều trị viêm phổi kẽ: Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc corticosteroid, pirfenidone và nintedanib,… hoặc các loại thuốc khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh phổi mô kẽ là gì và tình trạng sức khỏe của người bệnh hiện tại đang như thế nào.
  • Liệu pháp oxy cũng được áp dụng trong liệu trình điều trị bệnh phổi mô kẽ. Qua đó, người bệnh có thể cảm thấy đỡ khó thở hơn, ngủ ngon hơn, không còn cảm giác hụt hơi khi vận động.
  • Bài tập phục hồi chức năng phổi bao gồm các bài tập thở và các bài tập vận động nhẹ nhàng. Thực hiện những bài tập phục hồi chức năng phổi thường xuyên không chỉ giúp người bệnh dễ chịu hơn mà còn là cách làm thư giãn tinh thần.

Luyện tập các bài tập thở và vận động nhẹ nhàng giúp hỗ trợ cải thiện viêm phổi kẽ tại nhà

Luyện tập các bài tập thở và vận động nhẹ nhàng giúp hỗ trợ cải thiện viêm phổi kẽ tại nhà

Cách phòng tránh viêm phổi kẽ

Để phòng tránh bệnh phổi mô kẽ, mỗi người cần nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch bằng cách duy trì lối sống khoa học, cụ thể như sau:

  • Tránh xa thuốc lá: Hút thuốc và thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến các bệnh về phổi, bao gồm viêm phổi kẽ.
  • Rèn luyện thể chất: Thường xuyên rèn luyện thể chất bằng cách tập thể dục tối thiểu 3 lần mỗi tuần (mỗi lần tối thiểu 30 phút) với các bộ môn phù hợp như bơi lội, chạy bộ, yoga, cầu lông… giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn và củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể một cách tối ưu.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Duy trì một chế độ ăn uống căn bằng các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp lượng calo vừa đủ, uống nhiều nước, tránh tiêu thụ thực phẩm gây hại (bia, rượu, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ hộp…), ưu tiên ăn thực phẩm có lợi (rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại cá béo, hải sản…) là cách giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Duy trì khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần là cơ hội giúp phát hiện sớm các yếu tố gây bệnh viêm phổi kẽ và nhiều bệnh lý khác đang tiềm ẩn trong cơ thể. 

Ngoài các biện pháp phòng ngừa viêm phổi kẽ kể trên thì hiện nay xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược được rất nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Điển hình là sản phẩm chứa Fibrolysin kết hợp cùng với bộ 5 thảo dược là tạo giác, nhũ hương, bán biên liên, xạ đen và xạ can. Đặc biệt thành phần tạo giác chính là vị thuốc quý được danh y Tuệ Tĩnh sử dụng để chữa ho dữ dội, khó thở, đờm nhiều do các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản... gây ra. Chính vì vậy sản phẩm thảo dược này không chỉ đem đến công dụng giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi kẽ mà còn giúp tăng cường chức năng hô hấp, giúp đường thở mềm mại thông thoáng hơn. Ngoài ra, sản phẩm này còn được bào chế bằng công nghệ lượng tử nên giúp chiết xuất được hàm lượng hoạt chất cao, đảm bảo an toàn lành tính khi sử dụng.

Sản phẩm thảo dược chứa Fibrolysin giúp hỗ trợ phòng ngừa viêm phổi kẽ hiệu quả

Sản phẩm thảo dược chứa Fibrolysin giúp hỗ trợ phòng ngừa viêm phổi kẽ hiệu quả

Tóm lại bệnh viêm phổi kẽ là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc. Do đó bạn cần nắm vững các thông tin xoay quanh bệnh lý này để có thể phát hiện và kịp thời chữa trị. Đồng thời đừng quên kết hợp sử dụng những sản phẩm thảo dược chứa Fibrolysin để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm phổi kẽ tại nhà an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận vào ô bên dưới bạn nhé!

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận