11 triệu chứng cường giáp mà bạn không thể bỏ qua
Triệu chứng cường giáp thường gặp là: Bướu cổ, tim đập nhanh, vã mồ hôi, chân tay run,.. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh cường giáp sẽ giúp bạn có phương hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Để tìm hiểu kỹ hơn về các triệu chứng của bệnh cường giáp, mời bạn tham khảo bài viết sau.
Tìm hiểu về bệnh cường giáp
Cường giáp là một trong những rối loạn chức năng tuyến giáp phổ biến. Tỷ lệ nữ giới bị cường giáp cao gấp 7 lần so với nam giới. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải tình trạng này. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng cường giáp, ví dụ như:
- Khối u tuyến yên có thể làm tăng tiết TSH, kích thích tuyến giáp sản xuất dư thừa hormone, gây nên các biểu hiện cường giáp.
- Một số người tiêu thụ quá nhiều iod (từ thực phẩm hoặc thuốc) cũng có thể khiến tuyến giáp sản xuất nhiều hormone.
- Tình trạng viêm tuyến giáp do virus hoặc các rối loạn tự miễn dịch có thể làm cho lượng hormone tuyến giáp trong máu tăng cao, gây ra cường giáp.
Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân chính gây cường giáp
Triệu chứng cường giáp là gì?
Cường giáp ảnh hưởng đến nhiều bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng khởi phát của bệnh cường giáp ở người trẻ tuổi thường xuất hiện dần dần hoặc đột ngột. Ngược lại, ở người cao tuổi, bệnh cường giáp thường có ít dấu hiệu rõ ràng hơn, do đó khó chẩn đoán kịp thời. Các triệu chứng của cường giáp tương tự như dấu hiệu của cường giao cảm bao gồm: Mệt mỏi, tim đập nhanh, vã mồ hôi,... Cụ thể:
Lo lắng, bồn chồn là các triệu chứng phổ biến của cường giáp. Khi nồng độ hormone trong máu tăng cao sẽ kích thích mọi bộ phận của cơ thể tăng hoạt động, trong đó có hệ thần kinh. Khi hệ thần kinh bị kích thích, người bệnh sẽ có biểu hiện lo lắng và thậm chí là hoảng sợ.
Dư thừa hormone tuyến giáp khiến cơ thể tăng chuyển hóa, vì vậy người bệnh có cảm giác thèm ăn. Mặc dù người bệnh ăn rất nhiều nhưng vẫn không bù được năng lượng bị tiêu hao. Do vậy ngoài thèm ăn, người mắc còn có biểu hiện sụt cân không rõ lý do.
Người mắc bệnh cường giáp rất khó tập trung. Nguyên nhân là do nồng độ hormone tuyến giáp quá cao có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
Các nghiên cứu được đăng trên trang Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ Viện Y tế (PubMed) cho thấy, rối loạn chức năng tuyến giáp có thể dẫn đến suy giảm nhận thức. Ở những người bị cường giáp cận lâm sàng, nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) dưới mức bình thường và nồng độ thyroxine tự do (T4) cao, làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở người già.
Người bị cường giáp rất khó tập trung
Thân nhiệt cao
Khi bị cường giáp, thân nhiệt của người bệnh thường cao hơn bình thường. Do vậy, họ luôn cảm thấy nóng và đổ mồ hôi liên tục. Người bệnh lúc này có biểu hiện bốc hỏa - giống như triệu chứng ở giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ.
Cường giáp khiến tóc rụng và móng tay giòn dễ gãy. Theo một nghiên cứu, 87% người bị cường giáp có làn da ẩm, ấm. 85,7% người bệnh bị lồi mắt kèm rụng tóc.
Tuyến giáp là bộ phận ở cổ có hình dạng như con bướm, phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản. Khi phải hoạt động quá mức, tuyến giáp bị phình to ra, hình thành nên khối bướu ở cổ. Khối bướu phát triển với kích thước lớn sẽ chèn ép khí quản, thực quản, thanh quản dẫn đến khó thở, nuốt nghẹn và khàn giọng.
Rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp là triệu chứng thường gặp khi bị cường giáp. Người bệnh có thể cảm thấy nhịp tim nhanh bất thường, hồi hộp, đánh trống ngực… Lúc này, tim của người bệnh đập lớn hơn 90 nhịp mỗi phút (nhịp tim nhanh) ngay cả khi ngủ và lúc nghỉ ngơi.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Khó tiêu, tiêu chảy có thể xảy ra ở người bị cường giáp. Nhu động ruột tăng thường xuyên chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng tiêu chảy kéo dài.
Cường giáp gây ra nhiều rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Một số bệnh nhân mắc cường giáp nặng có thể gặp tình trạng mất kinh.
Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở phụ nữ mắc cường giáp
Lồi mắt
Basedow là nguyên nhân số một gây ra hội chứng cường giáp. Khi bị basedow, người bệnh thường gặp các vấn đề về mắt như: Khô mắt; Mắt đỏ hoặc sưng; Chảy nước mắt; Nhạy cảm với ánh sáng, mờ hoặc nhìn đôi; Lồi mắt.
Yếu cơ ở vai và hông là triệu chứng thường gặp ở những người bị cường giáp. Người bị yếu cơ do cường giáp sẽ gặp phải những khó khăn khi đứng lên, ngồi xuống; Leo cầu thang; Cầm nắm đồ vật. Họ cũng có thể gặp khó khăn khi vươn cánh tay qua đầu.
Một số vấn đề về hô hấp có thể do cường giáp, bao gồm: Khó thở, thở gấp, tăng huyết áp động mạch phổi (huyết áp cao trong mạch máu đưa máu từ tim đến phổi).
Người bệnh cần làm gì khi xuất hiện triệu chứng cường giáp?
Khi có các triệu chứng cường giáp như trên, người mắc cần đến cơ sở y tế để phát hiện bệnh sớm nhằm ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng như: Loãng xương, mãn kinh, hoặc thậm chí ngừng tim. Các phương pháp chẩn đoán cường giáp bao gồm:
- Phân tích bệnh sử.
- Siêu âm hoặc quét y học hạt nhân để xem tuyến giáp của bạn có nốt sần, viêm hoặc hoạt động quá mức hay không.
- Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến giáp, bao gồm:
- Hormone kích thích tuyến giáp (TSH).
- Hormone tuyến giáp triiodothyronine (T3) .
- Hormone tuyến giáp thyroxine (T4).
- Kháng thể peroxidase tuyến giáp (TPO).
Dựa vào các kết quả xét nghiệm, hình ảnh, bác sĩ sẽ xác định được chính xác có phải bạn đang bị bệnh cường giáp hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ có chỉ định riêng cho từng trường hợp như: Dùng thuốc, sử dụng iod phóng xạ, can thiệp phẫu thuật, sử dụng thảo dược,... Hiện nay, để hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp hiệu quả, nhiều người đã chọn sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính hải tảo.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ thả bom nguyên tử vào thành phố Hiroshima (Nhật Bản) khiến nơi đây chịu nhiều hậu quả nặng nề. Đặc biệt việc phơi nhiễm phóng xạ đã làm cho tỷ lệ người dân mắc bệnh ung bướu tăng nhanh. Tuy nhiên, người ta thấy rằng, những người dân sống ở trên đảo Ikuchijima gần thành phố Hiroshima - nơi sử dụng rong biển như một món ăn không thể thiếu hàng ngày - lại có tỷ lệ mắc bệnh ung bướu thấp hơn hẳn.
Kế thừa nền tảng là vị thuốc hải tảo giúp đánh tan và phòng ngừa u bướu của người dân Nhật Bản, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công viên uống dành riêng cho người bệnh tuyến giáp nói chung và cường giáp nói riêng. Trong viên uống còn có sự kết hợp hải tảo với các thành phần khác như: Lá neem, bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc,... giúp hỗ trợ cường giáp sẽ tăng lên nhiều lần. Vì các thành phần đều có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn cho người bệnh.
Trên đây là 11 triệu chứng cường giáp mà người bệnh nên lưu ý. Khi gặp bất cứ những dấu hiệu bất thường nào, bạn cần đi khám để được phát hiện và điều trị sớm. Nếu có thắc mắc về các triệu chứng nhận biết cường giáp, hãy để lại số điện thoại và bình luận để chúng tôi liên hệ sớm với bạn.
Bình luận