Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ là bệnh lý phổ biến, thường gặp khi thời tiết giao mùa. Khi trẻ có biểu hiện bệnh, cha mẹ không nên chủ quan mà cần tìm hiểu nguyên nhân, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp các thắc mắc về viêm thanh quản trẻ em.

Viêm thanh quản trẻ em là gì?

Viêm thanh quản trẻ em là tình trạng viêm tại niêm mạc thanh quản của trẻ do virus, vi khuẩn. Đa phần các triệu chứng thường tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển từ cấp tính (thời gian dưới 3 tuần) sang thể mạn tính (tình trạng viêm kéo dài trên 3 tuần). Viêm thanh quản ở trẻ em được chia làm 4 loại:

  • Viêm thanh quản thanh môn: Chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi. Bệnh thường được phát hiện về đêm khi trẻ bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển và xuất hiện khó thở thanh quản.
  • Viêm thanh quản co thắt: Khi trẻ bị viêm và phù nề khu trú ở vùng hạ họng, co thắt thanh quản, dẫn đến các cơn khó thở vào lúc nửa đêm về sáng.
  • Viêm thanh nhiệt: Xảy ra khi thanh nhiệt của trẻ bị sưng nề, cảm giác đau khi nuốt và khó thở tăng. Trẻ tiết nhiều nước bọt, khó thở hơn khi nằm ngửa.
  • Viêm thanh quản bạch hầu: Đây là thể nặng do vi khuẩn Loeffler xâm nhập và tấn công thanh quản, gây phù nề, loét có màng giả. Màng giả màu trắng, dai, dính có thể khiến bít tắc đường thở.

Viêm thanh quản ở trẻ em có thể diễn biến phức tạp nếu không điều trị kịp thời

Nguyên nhân gây viêm thanh quản ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm thanh quản trẻ em chủ yếu là do các chủng virus (cúm, APC..), vi khuẩn (Haemophilus influenzae, phế cầu...) và hiếm gặp hơn là trực khuẩn bạch hầu. Sự bùng phát bệnh có tính chất theo mùa, nhất là mùa thu đông bởi đây là thời điểm thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn, virus.

Bên cạnh đó, một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản ở trẻ như:

  • Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm phổi...
  • Trẻ thường xuyên la hét lớn, nói to, tác động đến dây thanh.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, acid dịch vị tác động lên thanh quản.
  • Môi trường sống nhiều khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá hoặc không khí không đủ độ ẩm.

Viêm thanh quản có thể do vi khuẩn gây ra

Triệu chứng điển hình của viêm thanh quản ở trẻ em

Khi bị viêm thanh quản trẻ thường xuất hiện một số dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp thông thường như chảy mũi, ho và sốt nhẹ 1-3 ngày. Sau đó, xuất hiện các dấu hiệu điển hình hơn như thở rít khi hít vào, khàn tiếng và ho. Ở nhiều trẻ các triệu chứng sẽ nặng hơn về đêm, kích thích gây khó ngủ và khóc lớn. Ngoài ra, khi có các dấu hiệu cảnh báo dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị thích hợp:

  • Trẻ thở rít tăng dần, xuất hiện ngay cả khi trẻ nằm yên.
  • Xuất hiện dấu hiệu khó thở, nhịp thở của trẻ bất thường, phập phồng cánh mũi.
  • Trẻ mệt mỏi, há miệng khi thở và chảy nước miếng.
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C, nghi ngờ bội nhiễm.
  • Các cơn khó thở thanh quản không thấy thuyên giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà.

Viêm thanh quản thường gây triệu chứng sốt, ho

Điều trị viêm thanh quản ở trẻ

Nếu không xảy ra bội nhiễm hoặc biến chứng, viêm thanh quản sẽ kéo dài 5-7 ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh mà có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp.

  • Trong trường hợp nhẹ (không thấy tiếng thở rít khi nghỉ ngơi) trẻ có thể được chăm sóc tại nhà bằng cách bổ sung dịch, uống hạ sốt. Quan trọng là giữ cho trẻ thoải mái, tránh để bé mệt, quấy khóc làm trầm trọng thêm bệnh.
  • Trong trường hợp trung bình hoặc nặng (thấy tiếng thở rít khi hít vào ngay cả lúc nghỉ ngơi), cần có sự phối hợp các thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm thanh quản trẻ em là:
  • Thuốc hạ sốt: Nếu thân nhiệt trẻ khoảng 38,5 độ C trở lên. Mỗi lần dùng cách nhau 4-6 tiếng. Nên áp dụng các biện pháp khác như chườm ấm và lau người cho trẻ bằng khăn ấm.
  • Bù nước, bù điện giải cho trẻ: Khi sốt, trẻ thường bị mất nước, nên cần bù dịch cho trẻ. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn trái cây hoặc tăng cữ bú ở những bé còn bú mẹ.
  • Thuốc làm co tiểu động mạch giúp giảm phù nề, sưng viêm thanh quản. Nhóm thuốc này cần có sự theo dõi và hướng dẫn đúng liều lượng của bác sĩ.

Cho trẻ sử dụng thuốc điều trị viêm thanh quản cần có sự chỉ định của bác sĩ

>>> XEM THÊM: Viêm đường hô hấp trên - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị viêm thanh quản ở trẻ

Thời xưa, các mẹ thường lấy lá húng chanh ngâm với mật ong cho trẻ uống mỗi khi bị ho, viêm họng... Các nguyên liệu này dễ tìm nhưng thao tác thực hiện thường mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị. Thêm vào đó, phương pháp này không lấy được tối đa hoạt chất quý trong húng chanh nên hiệu quả thường chậm. Ngày nay, kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền, các nhà khoa học đã bào chế húng chanh kết hợp với các dược liệu quý khác (keo ong, khổ sâm bắc, cam thảo bắc, xuyên tâm liên), tạo thành một sản phẩm nhỏ miệng họng tiện dùng. Sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính húng chanh giúp:

  • Làm sạch khoang miệng - họng, làm dịu cổ họng, giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát cổ họng, đau họng.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng ngứa rát cổ họng, ho do cảm lạnh, cảm cúm, ho có đờm, ho do thời tiết thay đổi, mất tiếng do ho kéo dài, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…
  • Hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập, tạo lớp màng bảo vệ vùng miệng họng và giúp tăng cường miễn dịch.

Bài thuốc từ húng chanh giúp cải thiện viêm thanh quản ở trẻ em hiệu quả

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số thông tin về viêm thanh quản ở trẻ em và cách điều trị. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích, từ đó lựa chọn được cho mình biện pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, các chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

Bình luận