Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mãn tính với các tổn thương ở màng hoạt dịch khớp. Người bệnh nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp điều trị bệnh kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở khớp. 

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, dưới đây là một số người có nguy cơ cao mắc bệnh.

  • Phụ nữ ở độ tuổi trung niên
  • Những người có ông bà, cha mẹ có tiền sử bị viêm khớp dạng thấp
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia
  • Tính chất công việc thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, tiếp xúc với hóa chất
  • Người thừa cân, béo phì

Phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới

Phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới

Sưng đỏ, cứng khớp là triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp dạng thấp, ngoài ra bệnh còn được biểu hiện thông qua một số triệu chứng khác như sau:

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của người bị viêm khớp dạng thấp. Hiện tượng đau nhức này xảy ra là do các khớp bị viêm trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn, từ đó gây ra đau các khớp bị viêm.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài khoảng 1 giờ.
  • Sưng khớp: Ở những vị trí tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên.
  • Nóng da: Vùng da của khớp bị viêm có thể ấm hơn vùng da xung quanh.
  • Đỏ: Phần vùng da khớp viêm có thể có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da xung quanh.

Khớp sưng đỏ là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp

Khớp sưng đỏ là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp

Các triệu chứng biểu hiện toàn thân bao gồm 

  • Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược cơ thể;
  • Chán ăn, buồn nôn, có thể dẫn đến sụt cân;
  • Đau nhức mỏi cơ toàn thân.

Ngoài ra bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng ở các bộ phận khác, cụ thể như sau: 

  • Xuất hiện hạt hay cục nổi lên trên da, cứng, không chuyển động, dính vào nền xương ở dưới, đường kính khoảng 5-20mm, ở khớp khuỷu, đa phần không đau nhưng đôi khi cũng rất đau.
  • Có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng. Trong trường hợp nhịp thở ngắn lại thì cần phải điều trị ngay.
  • Có thể bị khàn giọng do ảnh hưởng đến thanh quản.
  • Dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim; viêm màng tim, viêm cơ tim, viêm van tim, loạn nhịp tim, nhiễm bột và viêm mạch.
  • Khoảng dưới 5% số người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng tổn thương ở mắt bao gồm mắt đỏ, đau mắt, khô mắt hoặc có thể viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh tiến triển nặng.
  • Khi bệnh viêm khớp dạng thấp kéo dài, trở thành mãn tính, người bệnh có thể bị tăng tiểu cầu, số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến tim mạch

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến tim mạch

Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị sớm có thể chuyển biến và gây các biến chứng nguy hiểm như:

  • Loãng xương: Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể khiến mật độ xương bị suy giảm, đồng thời, việc ít vận động do đau khớp cũng làm gia tăng nguy cơ loãng xương.
  • Hình thành các nốt thấp khớp: Những nốt sần cứng hay còn gọi là nốt thấp khớp, thường hình thành ở các điểm áp lực xung quanh khớp như khuỷu tay, ngón tay. Bên cạnh đó, những nốt sần này cũng có thể hình thành ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, kể cả phổi.
  • Nhiễm trùng: Quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó gia tăng tình trạng nhiễm trùng.
  • Biến dạng khớp: Viêm khớp dạng thấp lâu năm có thể gây biến dạng các khớp như ngón tay, bàn tay. Các biến dạng thường gặp là bàn tay gió thổi, bàn tay thợ thuyền…
  • Hội chứng ống cổ tay: Viêm khớp dạng thấp ở cổ tay có thể gây chèn ép dây thần kinh cổ tay dẫn đến viêm gân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hội chứng ống cổ tay.
  • Hội chứng Sjogren: Khi bệnh viêm khớp dạng thấp chuyển biến nặng có thể gây biến chứng hội chứng Sjogren. Đây là một rối loạn làm giảm lượng ẩm ở miệng và mắt, gây khô mắt và miệng.
  • Đau dạ dày và đại tràng: Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể bị đau dạ dày và đại tràng do sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và chống viêm không steroid trong thời gian dài.
  • Viêm mạch máu: Mạch máu có thể bị thu hẹp lại hoặc giảm kích thước và yếu hơn, ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu.

Kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp từ cây hy thiêm 

Cây hy thiêm từ lâu đã được coi là loại thảo dược quý giúp giảm đau, cứng khớp, sưng khớp do bệnh phong thấp. Ngày nay cây hy thiêm còn được biết đến với công dụng điều hòa hệ miễn dịch, giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Cây hy thiêm có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, cải thiện viêm khớp dạng thấp

Cây hy thiêm có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, cải thiện viêm khớp dạng thấp

Người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa cây hy thiêm kết hợp cùng các thảo dược khác như sói rừng, nhũ hương, bạch thược giúp giảm đau, giảm sưng tấy, nhức mỏi xương khớp. Đặc biệt sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa cây hy thiêm còn giúp người bệnh ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt, dính khớp của viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt cây hy thiêm được chiết xuất bằng công nghệ Lượng tử sẽ giúp sàng lọc bụi bẩn và thu được dưỡng chất tinh khiết nhất, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 

Tóm lại, để kiểm soát viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý và sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa cây hy thiêm hàng ngày. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến viêm khớp tự miễn, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

Dược sĩ Bình Nguyên

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận