Triệu chứng bệnh tuyến giáp có xu hướng phát triển âm thầm và khó nhận biết. Rất nhiều người mắc chỉ được phát hiện khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng dẫn tới khó khăn trong quá trình điều trị. Chính vì vậy, nếu chủ động nắm bắt 15 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh tuyến giáp thường gặp.

15 triệu chứng bệnh tuyến giáp ít người biết

Các bệnh lý tuyến giáp có xu hướng khởi phát ở nhóm phụ nữ 18 đến 65 tuổi. Trong thời gian đầu, sự bất thường trong hoạt động của tuyến giáp thường không gây ra những dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành ung thư gây ảnh hưởng tới những cơ quan trọng yếu khác như tiêu hóa, cơ, xương, thậm chí là tim và phổi.

Theo các chuyên gia nội tiết, bệnh tuyến giáp thường được nhóm thành 2 dạng chính là cường giáp và suy giáp. Người mắc có thể nhận diện căn bệnh này thông qua một số dấu hiệu bất thường như: Căng thẳng, mệt mỏi, cân nặng bất thường, bướu cổ, khó thở, rối loạn kinh nguyệt,...

Các triệu chứng của tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)

Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp, khiến lượng hormone T3, T4 sản xuất vượt quá nhu cầu cơ thể. Một số bệnh thường gây ra chứng cường giáp là bướu giáp, nhân xơ tuyến giáp, viêm tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp,... Hiện tượng cường giáp đặc trưng bởi một số triệu chứng như:

Nhịp tim nhanh, lo lắng, căng thẳng

Khi bị cường giáp người mắc thường có biểu hiện nhịp tim nhanh lo lắng, căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra chứng mệt mỏi, uể oải, ngủ không sâu giấc ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Khó ngủ

Cường giáp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Tuyến giáp hoạt động quá mức, làm tăng kích thích hệ thần kinh trung ương  khiến người bệnh cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ không sâu giấc, dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức.

Khó ngủ, căng thẳng thần kinh có thể là triệu chứng bệnh tuyến giáp

Khó ngủ, căng thẳng thần kinh có thể là triệu chứng bệnh tuyến giáp

Giảm cân

Khi hi lượng hormone T3, T4 tiết quá nhiều khiến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể tăng cao. Do đó nếu sụt cân không lý do có thể là triệu chứng của bệnh cường tuyến giáp.

Tuyến giáp phình to (bướu cổ) 

Triệu chứng bệnh tuyến giáp đặc trưng và thường gặp nhất chính là sự gia tăng kích thước bất thường ở vùng cổ. Hai bên thùy tuyến giáp có thể xuất hiện các khối bướu lành tính và to dần theo thời gian. Người bệnh có thể nhận thấy khối bướu khi soi gương hoặc sờ tay lên cổ.

Bị yếu cơ và run chân tay

Người mắc cường giáp có biểu hiện yếu cơ và run chân tay là kết quả của quá trình rối loạn hormone tuyến giáp. Khi hormone tuyến giáp tăng cao, việc dẫn truyền thông tin từ não tới các chi bị gián đoạn. Từ đó có thể gây ra một số triệu chứng khác như cứng khớp, khó phối hợp các chi hoặc cảm giác châm chích ở đầu bàn tay, chân,...

Người bệnh có thể bị run chân, tay có cảm giác châm chích khi mắc bệnh tuyến giáp

Người bệnh có thể bị run chân, tay có cảm giác châm chích khi mắc bệnh tuyến giáp

Kinh nguyệt không đều, thưa kinh

Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ ảnh hưởng rất lớn tới chu kỳ kinh nguyệt. Điều này khiến quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn hơn.

Sợ nóng

Sự mất cân bằng trong hoạt động sản xuất hormone khiến cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị rối loạn, dẫn tới tăng thân nhiệt. Do vậy, người bệnh thường xuyên cảm thấy nóng trong người, đổ nhiều mồ hôi, không chịu được những nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng nực. 

Suy giảm thị lực hoặc kích ứng mắt

Ở những người bị mắc bệnh tuyến giáp có biểu hiện cường giáp, hiện tượng lồi mắt được xem là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Khi đó, nhãn cầu bị đẩy lồi ra ngoài, đè nén sợi dây thần kinh và gây tổn thương các cơ vận động nhãn cầu.

Nếu không được điều trị kịp thời, cấu trúc nhãn cầu có thể biến dạng, chuyển sang xơ hóa, thậm chí gây mất thị lực.

Bệnh cường giáp có thể làm giảm thị lực giảm sút đáng kể

Bệnh cường giáp có thể làm giảm thị lực giảm sút đáng kể

Các triệu chứng của tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp)

Suy giáp là tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp gây thiếu hụt hàm lượng hormone, không đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Suy giáp thường là hệ quả của các bệnh lý như cường giáp kéo dài, viêm tuyến giáp, hoặc ung thư tuyến giáp. Bệnh thường gây ra một số biểu hiện như:

Cảm thấy mệt mỏi

Suy giáp đặc trưng bởi tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp gây giảm khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Điều này khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tứ chi thiếu lực, lười vận động,…

Tăng cân

Người mắc suy giáp thường gặp phải tình trạng tăng cân không kiểm soát. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và chức năng tim mạch của người bệnh. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây tăng cân ở người bệnh suy giáp là do nồng độ hormone thấp làm trì trệ quá trình chuyển hóa năng lượng.

Suy giảm trí nhớ

Suy giáp không chỉ kiến người bệnh mệt mỏi, tăng cân mà còn gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. Hay quên, nhận thức kém gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc.

Người bệnh gặp chứng hay quên, phản xạ kém khi bị suy giáp

Người bệnh gặp chứng hay quên, phản xạ kém khi bị suy giáp

Có kinh nguyệt thường xuyên, rong kinh

Trái ngược với những ảnh hưởng của bệnh cường giáp tới sức khỏe phụ nữ, suy giáp kéo dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen. Từ đó khiến phải nữ thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện kỳ kinh sẽ đến sớm hơn, tần suất dày hơn, rong kinh, suy giảm ham muốn,... Về lâu dài bệnh sẽ tiến triển và gây khó khăn tới quá trình thụ thai, sinh con.

Tóc khô và xơ

Rối loạn hormone do suy giáp sẽ làm tóc khó mọc dài, khô xơ và dễ gãy rụng. Bên cạnh đó da sẽ trở nên bong tróc, xỉn màu, dễ bị dị ứng, biểu hiện rõ nhất ở vị trí lòng bàn tay hoặc bàn chân.

Giọng nói khàn

Bướu cổ suy giáp có thể chèn ép vào thanh quản và ảnh hưởng tới giọng nói, đặc trưng bởi một số dấu hiệu như khàn giọng, khó phát âm, rè âm vực, méo tiếng. 

Sợ lạnh

Suy tuyến giáp sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, tạo ra ít năng lượng dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể. Do đó, người bệnh có lượng hormon tuyến giáp thấp thường cảm thấy lạnh hoặc run người.

Hormone T3, T4 giảm khiến người bệnh suy giáp không chịu được lạnh

Hormone T3, T4 giảm khiến người bệnh suy giáp không chịu được lạnh

Cách điều trị bệnh tuyến giáp

Thông qua việc nhận diện kịp thời triệu chứng bệnh tuyến giáp, người mắc nên thăm khám sớm và lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp. Để khôi phục chức năng tuyến giáp, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp như: 

  • Điều trị bằng thuốc: Các thuốc kháng giáp và chẹn beta thường được chỉ định cho người mắc cường giáp ở cấp độ nhẹ. Còn đối với suy giáp, bác sĩ thường cho người mắc sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng, ổn định chức năng sản xuất hormone.
  • Iod phóng xạ: Phương pháp này được thực hiện thông qua đường uống, iod sẽ đi vào máu và dần thu nhỏ kích thước khối u, bướu nhằm ngăn chặn tuyến giáp sản xuất hormone. Phương pháp này thường dùng trong điều trị cường giáp, ung thư tuyến giáp,...
  • Phẫu thuật: Khi bướu giáp to, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Sau phẫu thuật thuật tuyến giáp, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc bổ sung hormone để tránh tình trạng suy giáp ảnh hưởng tới cơ thể.

Mặc dù vậy, một số người bệnh tuyến giáp ở mức độ nhẹ, lành tính sẽ không cần can thiệp điều trị. Người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược đã được nghiên cứu, bào chế dưới công nghệ hiện đại. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Trung Quốc năm 2012, hải tảo là một trong những thảo dược có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh về tuyến giáp với khả năng kháng khuẩn, điều hòa hormone và phòng ngừa ung thư. Khi kết hợp hải tảo với các loại dược liệu khác như bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc, lá neem,... giúp cải thiện triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Hiểu được tác dụng đó, hiện nay nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh có các thành phần trên đã được ra đời, điều chế dạng viên uống tiện lợi. Người bệnh có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh tuyến giáp.

Hải tảo và các thảo dược có lợi trong việc cải thiện triệu chứng bệnh tuyến giáp

Hải tảo và các thảo dược có lợi trong việc cải thiện triệu chứng bệnh tuyến giáp

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc có thêm những kiến thức quan trọng để nhận diện kịp thời các triệu chứng bệnh tuyến giáp. Đây chính là chìa khóa phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, xây dựng thói quen sống lành mạnh sẽ giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh tuyến giáp.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tuyến giáp, các bạn có thể liên hệ đến số 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn hỗ trợ thêm.

Dược sĩ Kim Ngân

Bình luận