Trẻ chậm nói phải làm sao? Bố mẹ xem ngay ở đây!
Chậm nói là một rối loạn giao tiếp mà nhiều trẻ gặp phải. Tỷ lệ trẻ chậm nói đang có xu hướng tăng lên theo sự phát triển của xã hội. Vậy làm thế nào để giúp con đạt được các cột mốc ngôn ngữ theo đúng lứa tuổi?
Trẻ chậm nói có sao không?
Một trong những nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh khi trẻ bị chậm nói là “liệu con tôi có bị tự kỷ không?”. Tuy nhiên không phải trẻ cứ chậm nói là bị tự kỷ, chậm nói còn có thể là dấu hiệu của các bệnh khuyết tật phát triển như rối loạn ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, mất thính giác, trẻ phát triển chậm (sau một thời gian thì sẽ phát triển bình thường).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 70% trẻ từ 12 - 14 tháng hoặc thậm chí 18 tháng tuổi không biết nói và được xác định không mắc phải chứng tự kỷ hoặc rối loạn phát triển nghiêm trọng khác. Do đó bạn cũng không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên quá chủ quan về tình trạng chậm nói của trẻ. Cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Cha mẹ không nên quá chủ quan khi trẻ chậm nói
Trẻ bị chậm nói cha mẹ phải làm sao?
Nếu bé nhà bạn chỉ bị chậm nói đơn thuần, không kèm theo các dấu hiệu của bệnh lý bẩm sinh hay tự kỷ thì có thể áp dụng cách dạy trẻ chậm nói tại nhà sau:
Trò chuyện với bé
Không cần đợi đến khi bé lớn, bé hiểu chuyện thì bạn mới trò chuyện. Mà ngay từ những tháng đầu đời, khi bé biết “hóng chuyện” thì bạn hãy thường xuyên giao tiếp cùng con. Lúc này, tuy bé chưa hiểu và chưa nói được, nhưng sẽ rất phấn khích trước những lời nói của bạn.
Đến khi bé lớn hơn và nếu có dấu hiệu chậm nói, hãy tăng cường giao tiếp với con. Hãy nói những câu từ đơn giản, dễ hiểu và trình bày thật chậm, thật rõ để bé có thể tiếp thu, ghi nhớ và nói lại những gì mà bé đã nghe từ bạn. Cách này đòi hỏi bạn phải thật kiên trì, nhẫn nại, kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Hạn chế dùng ti vi, điện thoại
Để có thời gian làm việc, rất nhiều ba mẹ cho con xem ti vi, điện thoại mà không biết rằng việc này có thể khiến bé bị chậm nói. Đơn giản là vì bé quá tập trung, quá mải mê vào các chương trình trên ti vi, điện thoại mà bỏ qua việc học nói, giao tiếp cùng mọi người.
Do đó, bạn nên hạn chế cho con xem ti vi và điện thoại. Nếu có xem thì chỉ xem 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần tối đa 30 phút. Và bạn hãy dành thời gian để ngồi xem cùng với bé. Trong lúc xem cùng, đừng quên khuyến khích bé trò chuyện bằng cách gợi hỏi những câu liên quan đến nội dung chương trình mà bé đang xem.
Không giả giọng ngọng nghịu của con
Một số ba mẹ có thói quen giả giọng ngọng nghịu của con vì cho rằng đây là một sự… dễ thương. Thực tế, việc này là rất tai hại vì khi nghe ba mẹ nói chuyện với mình bằng giọng ngọng nghịu này, bé sẽ quen tai và bắt chước theo. Lâu dần trở thành một thói quen rất khó sửa đổi. Do đó, bạn cần phải phát âm thật chuẩn và rõ khi trò chuyện với bé để tránh tình trạng này.
Hạn chế cho trẻ chậm nói xem ti vi quá nhiều
Hát cho bé nghe
Hát cho bé nghe mang đến nhiều lợi ích, giúp bé phát triển tư duy âm nhạc. Đồng thời, ghi nhớ được nhiều từ vựng hay ho trong bài hát. Ngoài ra, còn là cách để gắn kết tình cảm giữa bé với mọi người trong nhà. Do đó, bạn đừng quên hát cho bé nghe mỗi ngày bằng những bài hát bé yêu thích và phù hợp với độ tuổi của bé.
Cho bé ra ngoài
Hãy cho bé ra ngoài nhiều hơn và tạo điều kiện để bé được tiếp xúc với nhiều người. Có thể lúc này bé chưa thể giao tiếp được, nhưng bé sẽ để ý lời nói và hành động của người khác, sau đó bắt chước theo. Bằng cách này, bé sẽ trở nên nhanh nhẹn, hoạt ngôn hơn. Và ra ngoài nhiều cũng cách là để bé được dạn dĩ, tự tin.
Để bé tự giải quyết vấn đề
Trẻ chậm nói và lười nói thường có thói quen sử dụng hành động, tay chân để biểu đạt mong muốn của mình. Lúc này, bạn không nên làm theo mong muốn của con. Thay vào đó, hỏi con muốn gì và khuyến khích con dùng lời nói để thể hiện mong muốn đó. Đây không chỉ là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà mà còn là phương pháp giúp con kiên trì, nhẫn nại và tự lập hơn.
Đọc sách cho bé
Tương tự như hát, đọc sách cũng là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Qua những câu chuyện cổ tích hay những vần thơ, bé sẽ tiếp thu và ghi nhớ được nhiều từ vựng hơn. Ngoài ra, đọc sách trước khi ngủ còn giúp bé có ngủ ngon, có những giấc mơ đẹp.
Đọc sách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Cần lưu ý gì khi tự dạy trẻ chậm nói tại nhà?
Trên đây là tổng hợp những cách dạy trẻ chậm nói tại nhà để bạn tham khảo và áp dụng. Thực tế thì việc dạy trẻ chậm nói tại nhà là không hề đơn giản. Để đạt được hiệu quả như mong đợi thì bạn cần nhớ:
- Trò chuyện với bé bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu; câu văn ngắn gọn, dễ nhớ. Đồng thời, phát âm rõ lời và nhìn thẳng vào mắt bé, giúp bé dễ tập trung vào câu chuyện.
- Tất cả các thành viên trong gia đình cùng “đồng lòng hợp sức” trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ của bé. Tuyệt đối tránh tình trạng mỗi người một phương pháp vì sẽ không mang lại hiệu quả.
- Trò chuyện từ tốn, nhẹ nhàng để bé tiếp thu và ghi nhớ từ từ. Quan trọng nhất là bạn phải kiên nhẫn và bình tĩnh, ngay cả khi bé không chịu nói theo thì cũng đừng vội nản chí.
- Có thể cho bé đi lớp nhà trẻ, lớp mầm non để bé được tiếp xúc với cô giáo và các bạn đồng trang lứa. Đây là một trong những cách dạy trẻ chậm nói rất hiệu quả.
- Dạy trẻ chậm nói tại nhà sẽ không mang lại hiệu quả tức thì, mà đòi hỏi phải có thời gian, thậm chí là rất lâu. Và bạn hãy trò chuyện với bé “mọi lúc mọi nơi” để gia tăng hiệu quả.
- Đặc biệt, nếu bé chậm nói kèm theo các biểu hiện của tự kỷ hay bệnh lý bẩm sinh thì cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt.
Cha mẹ nên kiên nhẫn với trẻ chậm nói
Giải pháp hỗ trợ điều trị trẻ chậm nói hàng đầu
Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ khỏe mạnh cũng là điều vô cùng quan trọng. Các vi chất dinh dưỡng giúp tăng dẫn truyền hệ thần kinh, hỗ trợ quá trình ghi nhớ, tăng khả năng tiếp thu, giúp trẻ sớm bật âm. Việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng này thông qua việc sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là cách hay được các chuyên gia và cha mẹ trẻ chậm nói hay dùng. Nổi bật trong số đó là Vương Não Khang.
Vương Não Khang được bào chế bằng công nghệ lượng tử, sản phẩm chiết xuất từ các loại thảo dược như quý đinh lăng, thăng ma, bạch quả kết hợp với các vi chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ như taurine, vitamin B6, acid folic... giúp hoạt hóa các vùng não hoạt động kém, gia tăng kết nối và điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó tăng cường chức năng não bộ giúp trẻ sẽ sớm bật âm, nhanh biết nói, tập trung, chú ý và ghi nhớ tốt hơn. Đây chính là điều kiện tiền đề để cải thiện khả năng ngôn ngữ và vốn từ vựng cho trẻ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên gia giải đáp chi tiết.
Bình luận