Tay chân miệng là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trong đó, tay chân miệng độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh và nếu được chăm sóc điều trị đúng cách thì sẽ mau khỏi. Vậy cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị tay chân miệng độ 1 tại nhà ra sao?

Cách nhận biết bệnh tay chân miệng độ 1

Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. Triệu chứng ban đầu ở trẻ tay chân miệng độ 1 thường là sốt nhẹ, nổi những đốm đỏ trên da, tổn thương da mới chỉ nhẹ hoặc bị loét miệng bề ngoài. Khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước sẽ xuất hiện trong vùng miệng, họng.

Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 thường sẽ khỏi sau 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Ngược lại, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.

Con đường lây nhiễm virus tay chân miệng thường thông qua: 

  • Người khoẻ mạnh tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy mũi, chất mủ từ các vết loét, hoặc phân của người bệnh. 
  • Hạt bắn nước bọt từ miệng hoặc mũi của người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Bệnh tay chân miệng độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh

Bệnh tay chân miệng độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh

Cần chăm sóc trẻ bị tay chân miệng độ 1 tại nhà ra sao?

Khi trẻ mắc tay chân miệng cấp độ nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị ngoại trú tại nhà. Việc chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh mau khỏi. Cha mẹ cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ như sau:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, đồng thời cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu và uống nhiều nước mát. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay.
  • Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ chưa nhiễm bệnh. Người lớn khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng cần đeo khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh lây lan sang những trẻ khác.
  • Vệ sinh răng miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, rộng rãi. 
  • Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Vật dụng cá nhân của trẻ như bát đũa, thìa, bình sữa, ly/cốc... nên được sử dụng riêng biệt và luộc sôi.
  • Tã lót, quần áo của trẻ nên được giặt sạch sẽ, ngâm dung dịch sát khuẩn.
  • Theo dõi sát sao các biểu hiện của con, nếu bé có các dấu hiệu: Mạch nhanh, run chi, đi không vững, giật mình >2 lần/30 phút thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để xử trí kịp thời.

Trẻ bị tay chân miệng độ 1 cần được chăm sóc cẩn thận tại nhà

Trẻ bị tay chân miệng độ 1 cần được chăm sóc cẩn thận tại nhà

Cẩn trọng với những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng độ 1 thì thường sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi không được chăm sóc và điều trị tích cực để bệnh diễn tiến sang những giai đoạn sau thì có thể tiềm ẩn một số biến chứng như:

  • Viêm não, viêm màng não.
  • Phù phổi cấp, viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch… rất nguy hiểm.

Một số dấu hiệu gợi ý nguy cơ biến chứng bệnh tay chân miệng gồm:

  • Sốt cao liên tục nhiều ngày (trên 2 ngày) trên 39 độ C.
  • Trẻ nôn ói nhiều.
  • Trẻ em hay quấy khóc, dễ hoảng hốt.
  • Bạch cầu máu của người bệnh tăng lên.
  • Người bệnh thở khó, thở rít thanh quản.
  • Các tổn thương da cơ bản của người bệnh tăng lên.

Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ bị viêm cơ tim

Bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ bị viêm cơ tim

Cải thiện bệnh tay chân miệng cho trẻ nhờ bộ sản phẩm thảo dược

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Khi điều trị cho bé, mục tiêu chủ yếu là giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ sốt và đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau. Đồng thời, cần tăng cường bù nước, điện giải do bé bị tay chân miệng thường bị sốt và tiêu chảy.

Với trẻ tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học khoảng 10 ngày, hạn chế tiếp xúc với các trẻ khỏe mạnh khi ở chung nhà vì bệnh rất dễ lây lan.

Để bệnh tay chân miệng mau cải thiện và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, khi điều trị cho bé, cha mẹ nên cho con kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi với thành phần gồm nano bạc, dịch chiết neem, chitosan. 

Đây là sản phẩm nổi tiếng với tác dụng làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi bị tay chân miệng, thủy đậu, bỏng, rôm sảy, mụn nhọt, zona, herpes, viêm da, bị sưng tấy do côn trùng đốt/ muỗi đốt; góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.

Nano bạc giúp kháng khuẩn, cải thiện bệnh tay chân miệng cho trẻ

Nano bạc giúp kháng khuẩn, cải thiện bệnh tay chân miệng cho trẻ

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả cải thiện bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên cho trẻ kết hợp uống cốm thảo dược có thành phần từ L- lysine, cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng khi bé bị bệnh tay chân miệng.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các dấu hiệu cũng như cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà. Để mau chóng cải thiện tình trạng tay chân miệng cho bé, ba mẹ hãy chăm sóc trẻ đúng cách, kết hợp cho con dùng bộ đôi sản phẩm thảo dược mỗi ngày!

 

Dược sĩ Nhật Hạ

Bình luận