U vú là gì? Các loại u vú hiện nay

U vú là sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào mô cơ ở vú, tạo nên khối u thừa, không có chức năng gì trong cơ thể. U vú thường có hình tròn, nhẵn và cứng giống với hòn bi. Khối u này dễ di động trong mô vú và thường nằm gần núm vú. Nhưng cũng có nhiều trường hợp khối u xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên vú, rất dễ phân biệt với phần mô vú còn lại. 

Dựa vào kích thước, vị trí cũng như các điểm đặc trưng của từng khối u ở vú mà chúng được phân chia thành 2 dạng cơ bản là u vú lành tính và u vú ác tính:

  • U vú lành tính là khối u phát triển tại chỗ, không lây lan sang nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào các mô lân cận. Tuy nhiên, kích thước khối u ở vú có thể tăng lên làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và gây đau đớn cho người mắc.
  • U vú ác tính hay còn được biết đến với tên gọi ung thư. Ban đầu khối u chỉ phát sinh ở một vị trí nhưng sau đó có thể xâm nhập và hủy hoại các mô lân cận. Lúc này,  khối u ở vú đã bắt đầu có dấu hiệu di căn.

u-vu-la-benh-rat-pho-bien-o-nu-gioi.webp

U vú là bệnh rất phổ biến ở phụ nữ

Nguyên nhân dẫn đến u vú

Các chuyên gia cho rằng vú hình thành do rất nhiều tác động kể cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, một trong những mấu chốt của vấn đề và cũng là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự hình thành và phát triển của u vú đó chính là tình trạng suy giảm năng lượng tế bào.

Cụ thể, khi các tế bào bị suy giảm năng lượng sẽ kéo theo sự mất liên lạc thông tin giữa các tế bào. Từ đó khiến cho tế bào sinh ra và chết đi không theo đúng chương trình (apoptosis). Lâu dần sẽ khiến những tế bào tăng sinh một cách bất thường và dần hình thành các khối u bướu, trong đó có u vú. 

Ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố dẫn tới sự xuất hiện của u vú như:

  • Kinh nguyệt có sớm hay mãn kinh muộn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Sống và làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm cũng rất dễ bị u vú và ung thư vú.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân đã từng bị u vú thì nguy cơ bạn mắc bệnh này là rất lớn, cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.
  • Béo phì, lười vận động, ăn thức ăn nghèo vitamin, hút thuốc lá, uống rượu,… (lối sống không lành mạnh) cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh u vú.

thua-can-beo-phi-it-van-dong-cung-la-nguyen-nhan-gay-u-vu.webp

Thừa cân, béo phì, ít vận động cũng có thể dẫn tới bệnh u vú

U vú có nguy hiểm không? 

U vú là bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở cả nữ giới và nam giới. Nhưng rất may, khoảng 80% khối u được phát hiện là lành tính. Một số trường hợp khác, bệnh u vú tiến triển thành ung thư và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Vậy u vú lành tính có nguy hiểm không? Thực tế, với u vú lành tính, kích thước nhỏ thường không gây hại gì cho cơ thể. Tuy nhiên, khi u lớn lên, gây khó chịu, mất thẩm mỹ thì cần có phương án điều trị tích cực để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho người bệnh.

Còn với u vú ác tính, mức độ nguy hiểm cao hơn nhưng vẫn có thể điều trị với tỷ lệ thành công cao nếu phát hiện sớm. Nếu không phát hiện kịp thời, u vú ác tính có thể chuyển biến thành ung thư vú và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Triệu chứng của bệnh u vú

Triệu chứng u vú lành tính hay ác tính ở mỗi người bệnh là khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy của bệnh u vú:

Biểu hiện u vú lành tính

  • Vú bị sưng, căng, đau, tức, khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh. Hết kỳ kinh các triệu chứng này lại biến mất.
  • Núm vú có cảm giác ngứa, rát, nhạy cảm hơn.
  • Sờ thấy một hoặc nhiều khối u cộm hay u mềm, hình tròn ở vú.
  • Xuất hiện khối u có thể di chuyển được trong vú và thay đổi kích thước tùy theo thời gian, tùy người bệnh.
  • Vú tiết dịch không giống sữa mẹ.

Biểu hiện u vú ác tính

  • Sờ thấy cục u, bướu bên trong vú hoặc nách.
  • Vùng da trên vú sưng nóng, đỏ hoặc chuyển màu nâu đen.
  • Hình dạng, kích thước vú thay đổi khác thường.
  • Bầu vú xuất hiện những nếp gấp.
  • Núm vú có cảm giác ngứa ngáy.
  • Xuất hiện vảy hoặc nổi mẩn trên núm vú.
  • Núm vú bị tụt vào trong, đồng thời tiết dịch có lẫn máu.

sung-do-noi-cuc-o-vu-la-bieu-hien-de-thay-cua-benh-u-vu.webp

Sưng đỏ, nổi cục ở vú là biểu hiện dễ thấy của bệnh u vú

XEM THÊM: Giải đáp: Bệnh u vú có nguy hiểm không? Xem câu trả lời TẠI ĐÂY!

Cách chẩn đoán u vú

Để chắc chắn hơn về u vú, bạn có thể thực hiện thăm khám vú tại nhà. Hoặc, đến trực tiếp tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán Y khoa. Bệnh u vú có thể được phát hiện thông qua thăm khám, siêu âm hoặc chụp X - quang. 

Thăm khám vú tại nhà

Thăm khám vú bằng việc quan sát, sờ nắn sẽ giúp xác định được bạn có đang bị u vú hay không. Nên kiểm tra vú ở thời điểm sau chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện 1 tuần vì lúc này các mô vú ở trạng thái mềm nhất, dễ thăm khám, sờ nắn để phát hiện bất thường. 

Cách kiểm tra như sau: Có thể nằm hay ngồi rồi sau đó quan sát xem tình trạng núm vú có bị tụt vào trong hay không? Vùng da quanh núm vú vẫn bình thường hay bị nhăn nheo, co kéo khác lạ. Sau đó, đặt tay lên bầu vú và núm vú xem có cục cứng hay dịch chảy từ núm vú hay không.

Siêu âm vú

Siêu âm có thể giúp phát hiện vị trí, số lượng, kích thước và sự tăng sinh của các khối u tuyến vú. Không những vậy, nó còn giúp phân biệt mô vú bình thường và bất thường.

Mặc dù qua siêu âm không thể xác định rõ khối u ở vú là lành tính hay ác tính nhưng vẫn có thể lưu lại các hình ảnh siêu âm ở vú. Qua đó, nếu có điều gì bất thường, bác sĩ sẽ đọc và phân biệt, cảnh báo.

sieu-am-giup-xac-dinh-khoi-u-o-vu-mot-cach-chinh-xac.webp

Siêu âm giúp xác định khối u ở vú một cách chính xác

Chụp X - quang vú

Phương pháp này dùng tia X - quang để kiểm tra bất thường ở vú. Có khoảng 10 – 15% bất thường là u ác tính được phát hiện với kết quả chụp X - quang. Chụp X – quang vú được khuyến cáo chỉ nên áp dụng phụ nữ từ 50 trở lên và cần tiến hành chụp kiểm tra hàng năm. Ở tuổi từ  40 - 50 do mô vú dày nên khó mang lại kết quả chính. Chụp vú chẩn đoán khối u bao gồm: Nhìn tổng quát, chụp từng điểm, chụp lấy hình ảnh tiếp tuyến.

Cách phòng ngừa và điều trị u vú hiệu quả

Để điều trị u vú hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo các phương pháp được chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra kết hợp thêm các cách phòng ngừa phối hợp để hạn chế biến chứng và u vú tái phát trở lại.

Các phương pháp điều trị u vú hiện nay

Hiện nay, y học hiện đại rất phát triển và có thể đưa ra các biện pháp điều trị u vú phù hợp với tình trạng bệnh của từng người:

Phẫu thuật

Đối với khối u vú nhỏ, không có tế bào ung thư, các chuyên gia sẽ thực hiện phẫu thuật bóc tách. Nếu khối u đã lan rộng, chuyên gia sẽ tiến hành đoạn cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú. 

Phẫu thuật thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của bệnh u vú và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng thành công biện pháp này do phát hiện bệnh muộn.

Hóa trị

Hóa trị thường được kết hợp với phương pháp xạ trị và phẫu thuật u vú. Phương pháp này sẽ dùng hóa chất nhằm tiêu diệt tế bào u vú. Đồng thời cũng được dùng để kéo dài tuổi thọ khi tế bào u vú đã di căn, giúp giảm đau đớn cho người bệnh.

hoa-tri-la-phuong-phap-thuong-dung-de-dieu-tri-u-vu-ac-tinh.webp

Hóa trị là phương pháp thường dùng để điều trị u vú ác tính

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp dùng tia có nguồn năng lượng cao như tai X, tia gamma...  để tiêu diệt tế bào u vú. Trong một số trường hợp, xạ trị được áp dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u. Còn chỉ định sau phẫu thuật là để tiêu diệt những tế bào còn sót lại, mắt thường không nhìn thấy được.

Tuy nhiên, khi điều trị u vú bằng phương pháp xạ trị, người bệnh sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ như: Mệt mỏi, khô miệng, ăn không ngon, suy giảm miễn dịch, suy giảm nhận thức...

Biện pháp phòng ngừa u vú

Ngoài điều trị y khoa, người bệnh cần kết hợp thêm các biện pháp phòng ngừa u vú tái phát và phòng ngừa biến chứng của u vú. Bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây: 

Mặc áo ngực phù hợp

Mặc áo ngực quá chật hoặc cái loại áo “chuyên dùng” để nâng đẩy bầu vú ép bầu vú lại cho nhỏ bớt sẽ khiến mạch máu, nhất là bạch huyết bị tắc nghẽn lưu thông. Từ đó có thể dẫn tới sự hình thành khối u ở vú. Vì vậy phụ nữ nên chọn áo ngực vừa kích cỡ và dưới 10 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú.

Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế sự tăng sinh bất thường của các tế bào trong cơ thể nói chung và ở vú nói riêng. Nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi mỗi ngày, đồng thời hạn chế ăn thịt đỏ, sử dụng các chất kích thích. Bên cạnh đó, hãy tạo thói quen đi ngủ đúng giờ giúp cơ thể dễ vào giấc ngủ để có sức khỏe tốt hơn.

che-do-an-uong-khoa-hoc-se-giup-phong-ngua-u-vu.webp

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp phòng ngừa u vú

Vận động thường xuyên

Tập thể dục là cách giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có u vú. Những phụ nữ duy trì thói quen hoạt động thể chất khoảng 30 phút mỗi ngày không chỉ tăng cường thể trạng, điều hòa nội tiết mà còn giảm thiểu nguy cơ bị u vú.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ 

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh u vú, thì ngoài việc tăng cường luyện tập thể dục mỗi ngày, ăn uống khoa học,… bạn có thể bổ sung thêm các loại thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên chứa các thành phần kháng sinh thực vật, chống viêm thực vật. 

Một trong số các loại thảo dược đó có cây trinh nữ hoàng cung - vị thuốc quý hỗ trợ điều trị u vú (thành phần chính), hoàng kỳ, hoàng cầm và khương hoàng. Hiệu quả của các loại thảo dược này khi phối hợp thêm một số thành phần khác đã được nghiên cứu và chứng minh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương vào năm 2013. Năm 1986, nhà khoa học Ghosal còn công bố công trình nghiên cứu khoa học đã tách được một số chất từ cây trinh nữ hoàng cung có công dụng chống bệnh ung thư: crinafoline và crinafolidine, thành phần đã được thử nghiệm và cho kết quả dương tính.

XEM THÊM: Tác dụng của trinh nữ hoàng cung với bệnh nhân u xơ tử cung

Tạm kết

U vú không quá nguy hiểm nhưng cần điều trị sớm để không gặp biến chứng sau này. Hãy thăm khám sức khỏe định kỳ và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để không phải bận tâm về u vú. Nếu có bất kỳ thông tin gì còn thắc mắc liên quan đến u vú cùng với các bệnh phụ khoa khác, vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ chi tiết hơn.

Linh tham khảo:

https://www.healthline.com/health/fibrocystic-breast-disease#symptoms
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/common-benign-lumps
https://www.nhs.uk/conditions/breast-lump/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/186084#causes
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/breast-lump/art-20044839
https://www.webmd.com/breast-cancer/guide/benign-breast-lumps

Dược sĩ Lam Hồng

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-nga-phu-khang.webp

Bình luận