Tổng quan về suy giảm chức năng gan và phương pháp cải thiện
Suy giảm chức năng gan sẽ tác động đến khả năng chuyển hóa, dự trữ năng lượng, thải độc của gan. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu vấn đề suy giảm chức năng gan, hãy tham khảo ngay bài viết chi tiết về tình trạng này ngay sau đây.
Suy giảm chức năng gan là gì?
Suy giảm chức năng gan là hiện tượng gan không thể hoạt động đủ tốt để đảm bảo được các chức năng bình thường. Theo số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, vào năm 2018, số người mắc các bệnh lý về gan tại đây lên đến 4.5 triệu người, chiếm 1.8%. Trong khi đó, thống kê vào năm 2020 cho thấy, số người chết có liên quan đến bệnh gan tại Mỹ khoảng 51.642 người.
Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhiệm vai trò xử lý các loại thức ăn, đồ uống, chuyển hóa thành năng lượng. Gan cũng đóng vai trò lọc các chất độc hại từ máu.
Suy giảm chức năng gan sẽ khiến gan bị tổn thương và không thể thực hiện những chức năng này. Nghiêm trọng hơn, suy giảm chức năng gan khi không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến suy gan. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Suy giảm chức năng gan đang ngày càng phổ biến hơn
Các dấu hiệu suy giảm chức năng gan
Tùy vào mức độ và nguyên nhân, các dấu hiệu khi bị suy giảm chức năng gan sẽ khác nhau. Hầu hết các tình trạng gan bị suy giảm chức năng thường không có dấu hiệu ban đầu. Chỉ khi bệnh chuyển biến nặng hoặc gây ra các tổn thương thì mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Ví dụ như:
- Triệu chứng nhẹ: Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do.
- Suy giảm chức năng gan nặng: Vàng da, vàng mắt. Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu. Da dễ bị bầm tím hoặc chảy máu kèm theo ngứa. Phù nề chân, cổ trướng hoặc cảm giác như bị tích các chất lỏng ở bụng. Xuất hiện lú lẫn hoặc những vấn đề khác về tinh thần (bệnh não gan).
Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên và nó kéo dài dai dẳng, hãy lập tức liên hệ với bác sĩ để được thăm khám.
Một số triệu chứng của suy giảm chức năng gan
Nguyên nhân suy giảm chức năng gan
Suy giảm chức năng gan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cụ thể như sau:
Gan bị nhiễm trùng
Ký sinh trùng, virus, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng trong gan. Gan khi bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến suy giảm chức năng. Những tác nhân này có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau như máu, thức ăn, nước bị ô nhiễm, tinh dịch,… Một số loại nhiễm trùng gan bạn thường gặp như viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C,…
Sự bất thường của hệ thống miễn dịch
Là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và chuyển sang tấn công các tế bào, mô hoặc cơ quan khỏe mạnh, trong đó có tế bào gan. Trường hợp này còn gọi là các bệnh lý tự miễn. Bạn có thể gặp một số tình trạng suy giảm chức năng gan do nguyên nhân này như viêm gan tự miễn, viêm đường mật nguyên phát, viêm đường mật xơ cứng nguyên phát,…
Do một số tình trạng di truyền
Suy giảm chức năng gan cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Khi đó, một gen bất thường mà người bệnh được thừa hưởng từ bố/mẹ có thể gây ra tích tụ chất độc và dẫn tới tổn thương gan. Một số tình trạng suy giảm chức năng gan do di truyền ví dụ như bệnh Wilson, Hemochromatosis (tích tụ sắt), thiếu men alpha-1 antitrypsin,…
Một số nguyên nhân khác
Gan bị suy giảm chức năng cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác:
- Mắc bệnh gan: Ung thư gan, u tuyến gan, ung thư túi mật, bệnh gan nhiễm mỡ,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị.
Suy giảm chức năng gan có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Yếu tố rủi ro – là những tác nhân làm tăng nguy cơ bị suy giảm chức năng gan:
- Nghiện rượu hoặc lạm dụng rượu mạn tính.
- Người bị thừa cân, béo phì.
- Người cao tuổi.
- Người đang bị đái tháo đường loại 2.
- Sử dụng ma túy, đặc biệt là dùng kim tiêm chung với người khác.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, chất độc hại, máu/dịch cơ thể của người khác.
Chẩn đoán suy giảm chức năng gan
Bạn có thể được chỉ định thực hiện một số biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng để xác định bệnh. Ví dụ như:
- Xét nghiệm máu gan: Được thực hiện để xác định nồng độ của protein, nồng độ enzym gan cũng như các chỉ số chức năng gan. Một số xét nghiệm khác như xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm nồng độ bệnh gan virus.
- Các xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm, chụp CT, cộng hưởng từ MRI,… xác định bất thường cấu trúc gan.
- Kiểm tra mô gan (sinh thiết gan): Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tổn thương, suy giảm chức năng gan khi xét nghiệm máu và hình ảnh không đủ cơ sở chẩn đoán.
Cách cải thiện chức năng gan suy giảm
Để cải thiện tình trạng chức năng gan suy giảm, bạn cần ngăn chặn những nguyên nhân gây ra tổn thương cho gan. Thông thường, người bệnh sẽ được hướng dẫn cải thiện chế độ dinh dưỡng, lối sống hàng ngày, sử dụng thuốc hoặc thực hiện các phẫu thuật ghép gan nếu cần thiết.
Cải thiện lối sống, ăn uống khoa học
Về lối sống và ăn uống, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết hơn cho người bệnh tùy thuộc vào mức độ, tình trạng suy giảm chức năng gan. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho cơ thể có được sức đề kháng chống chọi với tình trạng này. Nhìn chung, bạn sẽ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Phân bổ các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn hợp lý. Thông thường sẽ bao gồm 60 – 70% carbohydrate, 20 – 30% protein (chỉ ăn thịt nạc động vật hoặc protein thực vật), còn lại 10 – 20% là các thực phẩm chứa chất béo đa không bão hòa.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, khoảng 1,5 – 2 lít/ngày.
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C, calcium, vitamin E, chất chống oxy hóa,… Tránh bổ sung quá thừa bất kỳ nhóm chất nào, đặc biệt là sắt, vitamin B3, vitamin A.
- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng. Tránh sử dụng caffein quá mức.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá,...
Người bị suy giảm chức năng gan nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây
Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện thêm các bài tập nhẹ nhàng (30 – 60 phút/ngày) và đều đặn mỗi tuần. Tập luyện sẽ làm tăng sức đề kháng, giúp cho người bệnh giảm thiểu được một vài triệu chứng của suy giảm chức năng gan như mệt mỏi, sụt cân,… Người bệnh cũng cần kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý, giảm thiểu các yếu tố gây ra căng thẳng trong cuộc sống.
Biện pháp điều trị suy giảm chức năng gan khác
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc ghép gan. Cụ thể như sau:
- Thuốc trị suy giảm chức năng gan: Tùy thuộc vào mức độ suy giảm, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc, liều lượng phù hợp.
- Xung tần số thấp: Sử dụng dòng điện từ có tần số thấp để tăng độ thẩm thấu, tiếp nhận thuốc vào tế bào.
- Truyền máu Ozone: Tăng cường cung cấp oxy, máu đến gan, giúp giải độc tố, phục hồi tế bào bị tổn thương.
- Tách lọc virus CIL: Thực hiện phân ly, tiêu diệt các loại virus gây viêm gan, hạn chế khả năng tái phát bệnh.
- Ghép gan: Nếu chức năng gan bị suy giảm lâu dài dẫn đến suy gan, người bệnh có thể cần thực hiện điều trị bảo tồn những khu vực còn hoạt động. Trong trường hợp gan đã không thể hoạt động được nữa, người bệnh bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật ghép gan.
Phòng ngừa suy giảm chức năng gan
Để phòng ngừa chức năng gan bị suy giảm, bạn cần tuân thủ tốt các nguyên tắc sau. Bao gồm:
Sử dụng rượu điều độ: Với người lớn khỏe mạnh, chỉ nên sử dụng từ 1 ly/ngày đối với nữ giới và 2 ly/ngày đối với nam giới. Uống nhiều rượu bia (khoảng 8 ly/tuần đối với phụ nữ, 15 ly/tuần đối với nam giới) sẽ làm tăng nguy cơ bị các vấn đề về gan.
Để phòng ngừa suy giảm chức năng gan chỉ nên dùng từ 1 - 2 ly rượu/ngày
Giảm thiểu những yếu tố nguy cơ: Sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh tình trạng lây nhiễm qua tinh dịch và vết xước. Không nên xăm hoặc xỏ khuyên trên cơ thể. Trong trường hợp bạn vẫn muốn thực hiện, hãy đảm bảo về độ sạch sẽ, an toàn khi lựa chọn cửa hàng. Không tự ý tiêm/truyền tại nhà.
Thực hiện tiêm phòng: Hiện nay, có nhiều loại vacxin giúp hỗ trợ phòng ngừa được một số tình trạng bệnh lý về gan như viêm gan A, viêm gan B,… Vì thế hãy chủ động tiêm phòng sớm nhất.
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý: Chỉ sử dụng thuốc khi có khuyến cáo từ chuyên gia sức khỏe. Bạn không nên tự ý thay đổi liều hoặc dùng thêm thuốc khi chưa được chỉ định.
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: Rửa tay trước khi ăn, chế biến thực phẩm. Bảo quản đồ ăn, thức uống ở khu vực sạch sẽ, đảm bảo được yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số lưu ý khác:
- Tránh tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người khác ở mức tối đa.
- Luôn sử dụng các bình xịt khuẩn, mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường nhiều hóa chất độc hại.
- Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế bệnh máu nhiễm mỡ.
- Thường xuyên bảo vệ làn da khỏi những tác nhân nguy hiểm như thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu,…
Mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại sẽ bảo vệ lá gan của bạn
Đặc biệt, để tăng cường chức năng, bảo vệ tế bào gan trước những nguyên nhân gây hại, người bệnh có thể sử dụng thêm các thảo dược, thành phần từ thiên nhiên. Đây được xem là biện pháp cải thiện an toàn và hiệu quả trên nhiều đối tượng.
Những loại thảo dược mà bạn có thể sử dụng như diệp hạ châu đắng, cao lồng đèn, cà gai leo,… hoặc những thành phần như Silybin phospholipids, Dimethylglycine. Trong đó:
Silybin phospholipids: Đây là phức hợp của phospholipids và silybin (chiết xuất từ cây kế sữa). Thành phần này đã được SS Sun cùng cộng sự nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2019 và đăng tải tại Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ với khả năng bảo vệ chức năng ty thể, điều hòa chuyển hóa axit béo trong gan, cản thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Diệp hạ châu đắng: Thảo dược này được nghiên cứu chứng minh có thể bảo vệ enzym gan, giúp giảm tổn thương của gan do độc tố và hạ men gan (nghiên cứu bởi Rajesh Krithika và cộng sự).
Cà gai leo: Giúp giảm nồng độ men gan, giảm nồng độ virus trong máu. Cây cà gai leo đã được BS. Trịnh Xuân Hòa, Bệnh viện Quân y 103 nghiên cứu và chứng minh kết quả vào năm 1999.
Silybin phospholipids giúp giảm sưng ty thể và tăng cường chuyển hóa tại gan
Khi kết hợp cùng những thành phần ở trên, có thể giúp hỗ trợ bảo vệ tế bào và giải độc gan, tăng cường chức năng của gan. Ngoài ra, sự phối hợp này sẽ giúp hạn chế được tác hại của các chất độc, rượu bia lên cơ thể, trong đó có gan.
Suy giảm chức năng gan có thể được cải thiện nếu phát hiện và điều trị sớm. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng nào được nhắc đến ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý gan, vui lòng để lại câu hỏi ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn.
Tham khảo:
https://www.cdc.gov/nchs/fastats/liver-disease.htm
https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-liver-failure
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4972366/
https://www.healthline.com/health/hepatic-failure
https://www.nhs.uk/conditions/liver-disease/
Bình luận