Các bệnh lý về cột sống là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn phế trên toàn thế giới. Nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ sức khỏe cột sống, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, cong vẹo cột sống, liệt, ngày 16/10 hàng năm được chọn là ngày Cột sống thế giới. Cùng tìm hiểu thêm ngày lễ này và các cách cải thiện bệnh cột sống trong bài viết sau.

Bệnh cột sống - Vấn đề không của riêng ai 

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 1 tỷ người trên toàn thế giới bị đau lưng, đau cột sống và các khuyết tật liên quan ở các nhóm tuổi, giới tính và chủng tộc khác nhau. Các bệnh lý cột sống là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng khuyết tật trên hành tinh và ước tính cứ 4 người trưởng thành thì có một người bị đau lưng trong suốt cuộc đời. Với những số liệu thống kê như vậy, không có gì lạ khi “Ngày Cột sống Thế giới” lại cần thiết và được nhiều quốc gia quan tâm đến vậy. 

Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh lý liên quan đến cột sống đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Theo thống kê trong số các bệnh nhân đến khám thần kinh, có 50% liên quan tới các vấn đề về cột sống và 30% bệnh nhân mắc bệnh lý về cột sống là người trẻ, đang trong độ tuổi lao động. Trước đây, những người mắc bệnh lý về cột sống thường ở độ tuổi từ 55 trở lên thì nay trường hợp trẻ nhất đi khám mới ngoài 20 tuổi. Nhóm từ 30-60 tuổi là phổ biến. 

Thoái hóa đốt sống cổ, lưng là bệnh lý về cột sống phổ biến hiện nay 

Thoái hóa đốt sống cổ, lưng là bệnh lý về cột sống phổ biến hiện nay 

Nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về cột sống được cho là do tuổi, thói quen sinh hoạt không đúng cách và chế độ ăn uống không đầy đủ. Vì vậy, đối tượng dễ mắc các bệnh lý cột sống hiện nay là người cao tuổi, dân văn phòng, tư vấn viên, lập trình viên, công nhân, vận động viên, người chơi thể thao… 

Các bệnh lý về cột sống thường gặp là thoái hóa cột sống, phình lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống vùng cổ, thắt lưng. Đặc điểm của bệnh lý cột sống là thường tiến triển âm thầm và khi có các triệu chứng đau nhức dữ dội thì đã ở giai đoạn nặng. Việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, kéo dài và tốn kém chi phí hơn nhiều. 

Bệnh lý về cột sống thường không trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, cong vẹo cột sống, tàn phế. 

Ý nghĩa ngày Cột sống thế giới 16/10

Ngày Cột sống Thế giới được khởi xướng vào năm 2008 bởi Liên đoàn Chiropractic Thế giới. Trong nhiều năm, Liên đoàn Chiropractic Thế giới đã phối hợp với các tổ chức liên quan để phát động các hoạt động vào ngày này nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề tại cột sống, cách bảo vệ cũng như phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Năm 2012, ngày cột sống thế giới chính thức đầu tiên được tổ chức. 

Hàng năm, vào ngày 16/10 các sự kiện sẽ được tổ chức với những chủ đề cụ thể nhằm mục đích nâng cao nhận thức về sức khỏe cột sống. Tại các sự kiện này, các chuyên gia sẽ cung cấp những thông tin hữu ích hoặc tạo một diễn đàn để thảo luận về cách bảo vệ cột sống, hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, cong vẹo cột sống, liệt. 

Cốt Thoái Vương - Đồng hành cùng ngày cột sống thế giới 16/10

Cốt Thoái Vương - Đồng hành cùng ngày cột sống thế giới 16/10

Và chủ đề của Ngày Cột sống thế giới năm 2023 là “Di chuyển cột sống của bạn” nhằm kêu gọi mọi người chăm sóc cột sống của mình bằng cách duy trì hoạt động hàng ngày. Bởi đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ít hoạt động thể chất là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng đau cột sống và tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. “Di chuyển cột sống của bạn” khuyến khích mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia, vận động tích cực và hỗ trợ sức khỏe cột sống của họ thông qua vận động. 

Cách điều trị và phòng ngừa các bệnh cột sống 

Hưởng ứng ngày Cột sống thế giới, chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe cột sống. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như người trung và cao niên, công nhân, dân văn phòng… nên áp dụng sớm các biện pháp bảo vệ cột sống, phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng như sau: 

Các phương pháp điều trị bệnh cột sống hiện nay 

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ đau lưng, đau mỏi cổ vai gáy, tê bì tay chân của mỗi người mà lựa chọn các biện pháp điều trị bệnh lý cột sống phù hợp. Các phương pháp thường được áp dụng đó là: 

- Thuốc uống: Thường là thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ, vitamin B, canxi và glucosamine giúp giảm đau nhức khi có cơn đau cấp tính. Các thuốc này thường được chỉ định trong 7-15 ngày. 

- Thuốc tiêm: Thường là thuốc giảm đau, kháng viêm tiêm trực tiếp vào vùng cột sống bị đau để giảm đau nhức. Áp dụng khi dùng thuốc uống không có hiệu quả. 

- Vật lý trị liệu: Liệu pháp tác động cột sống, sóng ngắn, hồng ngoại, kéo dãn cột sống… thường được chỉ định kết hợp với phương pháp dùng thuốc để nâng cao hiệu quả giảm đau nhức, cải thiện khả năng vận động. 

- Phẫu thuật: Là phương pháp cuối cùng được lựa chọn khi dùng thuốc uống hoặc tiêm nhưng vẫn không có hiệu quả. Hoặc người bệnh có nguy cơ cao bị teo cơ, cong vẹo cột sống, liệt. 

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được lựa chọn để điều trị các bệnh về cột sống

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được lựa chọn để điều trị các bệnh về cột sống

Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên giúp cột sống khỏe mạnh hơn 

Ngoài sử dụng các thuốc tây y khi có các cơn đau cấp tính, hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên có chứa dầu vẹm xanh cùng nhiều thảo dược quý, vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ tăng cường sự chắc khỏe xương khớp. Dùng cho người bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp. Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do viêm thoái hóa khớp, đau nhức khớp do khô khớp, tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp.

Sản phẩm uy tín có thương hiệu gần 20 năm trên thị trường, đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho kết quả cải thiện tình trạng đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm tốt. Sản phẩm được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao. 

TPBVSK Cốt Thoái Vương - Giúp cột sống khỏe mạnh hơn đồng hành cùng ngày Cột sống thế giới

TPBVSK Cốt Thoái Vương - Giúp cột sống khỏe mạnh hơn đồng hành cùng ngày Cột sống thế giới

Điều chỉnh tư thế và thay đổi các thói quen xấu 

Ngay từ bây giờ, mỗi người trong chúng ta cần điều chỉnh tư thế ngồi làm việc, mang vác và nâng vật nặng đúng cách. Cụ thể: 

- Ngồi làm việc đúng cách: Điều chỉnh ghế ngồi phù hợp, tránh cúi người về phía trước hoặc ngả người về sau nhiều. Lưng giữ thẳng, tạo thành góc vuông với tay để bàn, chân chạm sàn, sao cho cảm thấy thoải mái nhất. Không nên ngồi quá lâu, cứ 1 tiếng ngồi làm việc, bạn nên đứng dậy tập một vài động tác đơn giản để cột sống được thư giãn, giảm áp lực lên đĩa đệm. 

- Nâng vật nặng đúng cách: Không cúi xuống nhấc vật nặng. Bạn nên ngồi xuống và bê vật nặng từ từ đứng lên. 

- Tránh mang vác nặng: Bạn nên bê vật nặng ở tư thế thẳng đứng, tốt nhất là ôm trước ngực, ép vật đang mang càng sát người càng tốt và luôn giữ tư thế lưng thẳng. Không cúi khom để xách vật nặng. 

- Hạn chế cúi đầu xem điện thoại: Tư thế cúi đầu xem điện thoại sẽ tạo áp lực lớn cho đĩa đệm vùng cổ và đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống cổ. Vì vậy, bạn nên đặt điện thoại ngang tầm mắt khi sử dụng và cứ mỗi 1 giờ, bạn nên thay đổi tư thế, xoa bóp, tập xoay cổ sang trái, phải, cúi, ngửa để giảm áp lực cho cột sống cổ. 

- Tư thế nằm đúng cách: Không nên gối quá cao. Không nên nằm trên đệm mềm. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm thẳng và nghiêng. Với tư thế nằm thẳng, nên kê một chiếc gối mỏng dưới cổ, thắt lưng và đầu gối. Với tư thế nằm nghiêng, nên kê một chiếc gối mỏng dưới cổ và kẹp 1 chiếc giữa 2 chân. 

Tập thể dục hàng ngày, giảm cân 

Mỗi ngày, bạn nên dành 30-40 phút để tập thể dục, đi bộ, bơi lội hoặc tập xà đơn để giúp cho cột sống được thư giãn, hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho cột sống khỏe mạnh, chậm thoái hóa. Giữ cân nặng ở mức phù hợp để giảm áp lực cho cột sống. Bạn có thể áp dụng công thức tính chỉ số khối cơ thể BMI = Cân nặng/ [(chiều cao)x2]. Đơn vị tính là kg và m. Một người có chỉ số BMI bình thường sẽ dao động trong khoảng 18,5 - 24,9. Con số này cho thấy bạn đang ở mức cân nặng lý tưởng.

Tập thể dục hàng ngày giúp cột sống khỏe mạnh hơn 

Tập thể dục hàng ngày giúp cột sống khỏe mạnh hơn 

Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cột sống 

Để phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh lý cột sống tiến triển nặng, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Thực phẩm hàng ngày cần cung cấp đầy đủ omega-3, canxi, chondroitin, glucosamin… giúp cột sống chắc khỏe từ bên trong. Bạn nên ăn cá trích, cá hồi; rau xanh, hoa quả tươi; tinh bột từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, khoai tây, ngô; chất đạm từ thịt gia cầm bỏ da… Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Hạn chế uống rượu bia.

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về ngày Cột sống thế giới và cách bảo vệ cột sống khỏe mạnh hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh cột sống, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.

Dược sĩ Bình Nguyên

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cot-thoai-vuong

Bình luận