Thoái hoá cột sống là gì?

Thoái hoá cột sống chỉ tình trạng cột sống bị rối loạn gây mất cấu trúc, chức năng bình thường vốn có. Những rối loạn này có thể bao gồm lão hóa, khối u, nhiễm trùng hoặc bị căng cơ, viêm khớp. Đây là bệnh mạn tính kéo dài gây đau và biến dạng xương khớp tại cột sống. 

Bệnh tiến triển trong âm thầm và hầu như không có nhiều dấu hiệu rõ ràng. Vì thế, thường bệnh chỉ được phát hiện khi khám tổng quát hoặc đã trở nặng. Thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng đến tính chất cơ học và sinh học của cột sống, các mô mềm xung quanh lẫn các đĩa đệm.

cac-benh-lien-quan-toi-dau-nhuc-viem-khop-ngay-cang-tre-hoa_11zon.webp

Các bệnh liên quan tới đau nhức, viêm khớp ngày càng trẻ hoá

XEM THÊM: 7 biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ bạn nên biết!

Nguyên nhân của thoái hoá cột sống

Có nhiều yếu tố dẫn đến thoái hoá cột sống như tuổi tác, giới tính, lao động nặng, từng bị chấn thương hoặc phẫu thuật, duy trì tư thế ngồi, nằm không đúng trong một thời gian dài, di truyền,...

Bên cạnh đó, tình trạng sụn khớp và đĩa đệm phải chịu tác áp lực lớn trong nhiều năm dẫn đến tổn thương sụn khớp, xương, làm mất khả năng đàn hồi của đĩa đệm, gây nên những biến chứng nghiêm trọng trong thoái hoá cột sống.

Không chỉ vậy, ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn tới đau và xơ cứng xương khớp. Việc sử dụng nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ hoặc uống rượu, hút thuốc cũng là nguyên nhân khiến cho độ tuổi mắc các bệnh liên quan tới đau nhức, viêm khớp ngày càng trẻ hoá.

Ngoài những nguyên nhân trên, sẽ có một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ bị thoái hóa cột sống cao hơn. Những yếu tố đó có thể bao gồm:

  • Người trên 60 tuổi: Khoảng 85% người trên độ tuổi này có nguy cơ bị thoái hóa (thống kê từ nghiên cứu của American Academy Of Orthopaedic Surgeon).
  • Thoái hóa xuất hiện nhiều hơn ở nam giới dưới 45 tuổi, nhiều hơn với nữ giới trên 45 tuổi.
  • Những người đang bị thừa cân, béo phì. Từng có tiền sử về viêm xương khớp, chấn thương.
  • Người làm công việc cần ngồi lâu như nhân viên văn phòng hoặc cần thực hiện các hoạt động thể lực mạnh trong thời gian dài. Làm những công việc nặng nhọc, hoạt động thể thao quá mức hoặc phải ngồi liên tục trong môi trường rung lắc (tài xế xe buýt, tài xế xe tải).
  • Những người hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá.
  • Gia đình đã một hoặc nhiều người đã bị thoái hoá cột sống (di truyền).
  • Người đang có các vấn đề về tâm lý, stress nhiều do áp lực.

Dấu hiệu thoái hoá cột sống

Đau nhức, cứng vùng lưng, cổ, gáy là dấu hiệu chung dễ nhận biết nhất của thoái hóa cột sống. Với mỗi vị trí khác nhau, triệu chứng của thoái hoá cột sống cũng sẽ biểu hiện khác nhau. Thoái hoá đốt sống cổ và thoái hoá đốt sống thắt lưng là tình trạng thường thấy nhất của thoái hoá cột sống. Biểu hiện cụ thể thường thấy gồm:

Triệu chứng thoái hoá cột sống cổ

  • Đau hoặc cứng cổ, đây là dấu hiệu xuất hiện khi gai xương chèn ép vào dây thần kinh, mức độ đau nặng hơn khi người bệnh cố gắng xoay cổ. Với một số người khi thoái hoá ở vùng này sẽ kèm theo hiện tượng tê bì.
  • Bệnh nhân khó có thể di chuyển cổ linh hoạt, đau khi cúi xuống, ngửa lên hoặc xoay cổ.
  • Cơn đau xuất hiện ở vùng gáy rồi lan dần xuống vai và cánh tay, khó có thể di chuyển chân tay hay cầm nắm đồ vật. Những cơn đau này thường dai dẳng, kéo dài và không có dấu hiệu suy giảm.
  • Có những âm thanh lục cục, lộp cộp ở vùng lưng khi di chuyển cổ.
  • Chóng mặt, nhức đầu, ù tai, suy giảm trí nhớ, mất ngủ.

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Sống lưng có dấu hiệu đau buốt, hiện tượng đau kéo dài dai dẳng không thuyên giảm. Cơn đau từ sống lưng lan xuống các phần phía dưới như mông, hông, chân. Đau nhiều khi bệnh nhân cúi xuống.
  • Cứng cột sống vào buổi sáng, cột sống thắt lưng đau nhiều khi vận động và giảm khi được nghỉ ngơi. Cứng khớp, đau kéo dài tăng dần theo thời gian.
  • Có những âm thanh lục cục, lộp cộp khi cử động. Khó phối hợp tay và chân, lực tay và chân yếu. Đi lại khó khăn, khó giữ thăng bằng. Mất kiểm soát ruột và bàng quang.

dau-nhuc-vung-lung-co-la-dau-hieu-dac-trung-cua-thoai-hoa-cot-song_11zon.webp

Đau nhức vùng lưng, cổ là dấu hiệu đặc trưng của thoái hóa cột sống

Biến chứng của thoái hoá cột sống không nên xem thường

Bệnh thoái hóa cột sống nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây đau mãn tính, tổn thương cột sống vĩnh viễn. Nguy hiểm hơn có thể khiến người bệnh bị tàn phế cả đời. Tùy thuộc vào vị trí bị thoái hóa cột sống, các biến chứng diễn ra có thể sẽ khác nhau. Ví dụ như:

  • Thoái hóa khu vực đốt sống cổ: Có thể gây mất ngủ kéo dài, thay đổi huyết áp thất thường, rối loạn tiền đình, phát triển thành thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra có thể bị thêm các bệnh lý liên quan như hội chứng cổ - tim, rối loạn dây thần kinh thực vật.

Thoái hóa khu vực cột sống thắt lưng: Có thể gây đau ngực, biến dạng cột sống nghiêm trọng (gù, vẹo, cong cột sống), chèn ép các dây thần kinh khiến tăng nguy cơ bị bại liệt. Ngoài ra, thoái hóa cột sống khu vực này có thể làm ảnh hưởng đến thị lực và có thể bị mù.

Các phương pháp chẩn đoán thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, khám lâm sàng và cận lâm sàng. Nếu bị thoái hoá cột sống, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi được bác sĩ yêu cầu thực hiện các bài tập đơn giản để chẩn đoán. Một số xét nghiệm gồm có:

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang giúp phát hiện ra những vấn đề của cột sống như gai cột sống, cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống. Chụp x- quang cũng có thể loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp và nghiêm trọng hơn gây đau như gãy xương, nhiễm trùng hoặc có khối u.
  • Chụp cắt lớp: Chụp CT có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, đặc biệt là về xương.
  • Chụp cộng hưởng từ: Xét nghiệm này giúp xác định các khu vực mà dây thần kinh có thể bị chèn ép, được chỉ định trong trường hợp có thoát vị địa đệm.

mot-so-phuong-phap-su-dung-de-chan-doan-thoai-hoa-cot-song_11zon.webp

Một số phương pháp sử dụng để chẩn đoán thoái hóa cột sống

4 Phương pháp điều trị thoái hoá cột sống

Nguyên tắc điều trị trong thoái hoá cột sống là điều trị các triệu chứng (sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ,...) cùng với các bài tập vật lý trị liệu và sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ.

Bài tập thể dục hỗ trợ cải thiện cột sống

Thông thường, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh những bài tập vật lý trị liệu đối với trường hợp bị thoái hóa cột sống nhẹ. Một số bài tập ví dụ như:

Nâng hông: Các bài tập nâng khung xương chậu giúp giảm đau và ổn định cột sống ở tư thế gập, bệnh nhân có thể thực hiện ở các tư thế khác nhau tùy thuộc vào cơn đau và nhu cầu của bệnh nhân.

  • Nằm ngửa, co chân lên sao cho lòng bàn chân chạm đất
  • Giữ cho lưng sát với nền nhà, nâng hông lên sao cho phần lưng không di chuyển.
  • Mỗi lần nâng giữ trong 15s
  • Lặp lại 10 lần.

Gập bụng: Cơ bụng yếu cũng góp phần gây đai ở các bệnh nhân thoái hoá đốt sống lưng, cố gắng không để cơ thể di chuyển quá mạnh vì nó sẽ làm tăng cơn đau và làm chậm quá trình phục hồi của bệnh nhân.

  • Giữ cho đầu gối cong, lòng bàn chân đặt trên mặt đất và hai tay khoanh trước ngực. Nếu cần, bạn có thể đỡ đầu bằng cách đưa hai tay ra sau nhưng cố gắng đừng dùng tay nâng đầu.
  • Từ từ nâng đầu và vai cho bụng gập lại
  • Giữ trong 3 giây rồi tiếp tục
  • Lặp lại 10 lần.

Nâng đầu gối: Phương pháp này giúp cải thiện sự hoạt động của xương và cải thiện các cơn đau liên quan đến thoái hoá cột sống.

  • Nằm ngửa, đầu gối cong và bàn chân đặt phẳng trên sàn.
  • Co đầu gối lên đến ngang ngực, giữ hai tay cố định trên mặt sàn.
  • Giữ tư thế trong vòng 5 giây, lặp lại động tác 10 lần.

Di chuyển cơ multifidus: Đây là một cơ nhỏ quan trọng nằm bên cạnh cột sống, chúng giúp thực hiện các hoạt động như vặn người, cong người, đồng thời giúp tăng độ ổn định của các khớp cột sống. Những người thoái hoá đốt sống thường có những cơ này khá yếu. Nằm nghiêng, đưa tay lên phần trên hông và từ từ di chuyển xung quanh phần cơ gần cột sống cho đến khi thấy tay trượt vào một rãnh bên cạnh cột sống.

  • Kéo cơ lên bằng cách nâng đùi lên phía trên ngực, cố gắng không di chuyển chân
  • Khi di chuyển, các cơ sẽ phình ra dưới cảm nhận của các ngón tay.
  • Giữ động tác này trong 3 giây và lặp lại 10 lần cho mỗi bên.

Giãn cơ lưng: Sự mất ổn định của xương sống thường gây ra căng gân kheo và các cơ đùi trong, gây ra cho bệnh nhân cảm giác đau và khó chịu.

  • Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng ra trước mặt, ngón chân hướng lên trên
  • Từ từ nghiêng người về phía trước để chạm tay vào đầu các ngón chân, nếu bạn không thể chạm tay vào đầu ngón chân được thì chỉ cần cố gắng vươn ra phía trước cho tới khi cảm thấy cơ ở đùi trong căng ra.
  • Giữ trong 30s và lặp lại 3 lần, cố gắng vươn dài hơn sau mỗi lần tập luyện.

Đừng cố gắng thực hiện các bài tập khi đang đau, nếu sau khi tập cảm thấy đau nhiều hơn, dừng lại ngay và xin tư vấn từ chuyên viên y tế.

Bên cạnh các bài tập thể dục và vật lý trị liệu, bạn có thể thử các phương pháp hỗ trợ điều trị khác. Chườm nóng, chườm đá và xoa bóp cũng giúp giảm các triệu chứng đau, thực hiện chườm không quá 20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày. Một số phương pháp khác như kéo dãn cột sống, châm cứu,... cũng là một phương pháp được khuyên dùng ở một số bệnh nhân muốn giảm đau do thoái hóa cột sống. 

bai-tap-cho-benh-nhan-thoai-hoa-cot-song_11zon.webp

Bài tập cho bệnh nhân thoái hoá cột sống

Sử dụng thuốc điều trị giúp giảm đau

Tùy vào tình trạng và mức độ đau của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và loại thuốc khác nhau, dưới đây là một số thông tin hữu ích mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây Y

Tuỳ vào mức độ đau khác nhau, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm như paracetamol, aspirin, ibuprofen, naproxen sodium,...
  • Thuốc giãn cơ như cyclobenzaprin có thể được sử dụng cho các triệu chứng co thắt cơ. Đối với những cơn đau nặng ở cánh tay do tác động của dây thần kinh, gabapentin cũng được khuyên dùng để làm giảm cơn đau.
  • Các thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm ngoài màng cứng được chỉ định khi có các cơn đau thần kinh tọa, tuy nhiên bạn cần có sự cho phép của bác sĩ khi sử dụng do steroid có tác dụng phụ.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Bên cạnh điều trị bằng các loại thuốc tây y, người bệnh thoái hóa cột sống có thể sử dụng thêm các loại thảo dược Đông Y khác. Những loại thảo dược thiên nhiên này thường lành tính và an toàn. Từ đó giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị giảm đau của người bệnh thoái hóa cột sống tốt hơn.

Một số loại dược liệu an toàn hiện đang được nhiều người bệnh sử dụng có thể nhắc đến như dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương,... Các loại thảo dược này có tác dụng giúp bổ sung dưỡng chất cho xương, khớp, từ đó giúp giảm đau triệu chứng thoái hóa cột sống hiệu quả. Đặc biệt dầu vẹm xanh đã được nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2007 cho thấy dầu vẹm xanh làm giảm tỉ lệ cứng khớp, sưng khớp, đau khớp và phục hồi khả năng vận động đạt “rất tốt” và “tốt” trên 70%, trong đó giảm sưng khớp là 93,7%. 

 

mot-so-loai-duoc-lieu-an-toan-cho-nguoi-bi-thoai-hoa-cot-song_11zon.webp

Một số loại dược liệu an toàn cho người bị thoái hóa cột sống

XEM THÊM: Tác dụng của dầu vẹm xanh với bệnh thoái hóa cột sống

Phẫu thuật thoái hóa cột sống

Nếu các phương pháp điều trị không phẫu thuật không đem lại hiệu quả và bệnh ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày, phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn nhằm tạo thêm chỗ cho tủy sống và các dây thần kinh, bao gồm:

  • Loại bỏ đĩa đệm thoát vị hoặc các gai xương.
  • Cắt bỏ đi một phần đốt sống.
  • Phẫu thuật cố định cột sống.
  • Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo.
  • Phẫu thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai.

Theo các chuyên gia, phẫu thuật là phương pháp nên thực hiện cuối cùng vì đây là phương pháp điều trị tương đối nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bệnh nhân có thể gặp các di chứng sau phẫu thuật như rối loạn đông máu, đau nhức hay nhiễm trùng nặng.

Chế độ chăm sóc và phòng ngừa thoái hoá cột sống

Ngoài việc thực hiện điều trị theo các chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ chăm sóc, lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị, giảm đau. Cụ thể như sau:

Thói quen sinh hoạt

Điều chỉnh tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách, cổ và lưng luôn được giữ thẳng

Tạo thói quen tập thể dục với mức độ nhẹ như đi bộ hay các bài tập dưỡng sinh.

Giữ vóc dáng cân đối và duy trì cân nặng hợp lý Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.

Chế độ dinh dưỡng

Bạn nên ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ chiên rán, không hút thuốc và sử dụng chất kích thích có hại cho cơ thể (rượu, bia, thuốc lá...) Bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: Canxi, kali, vitamin C, E, D, vitamin nhóm B.

Ngoài ra bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 (các loại cá ngừ, cá hồi, cá thu,...), thực phẩm giàu canxi, tốt cho xương như trứng, sữa,.. Các loại rau xanh, trái cây như súp lơ, cà rốt, rau cải,... Nấm, tỏi và gừng cũng là những thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân thoái hoá cột sống. 

che-do-an-hop-ly-voi-nhieu-rau-xanh-cho-benh-nhan-thoai-hoa-cot-song.webp

Chế độ ăn hợp lý với nhiều rau xanh cho bệnh nhân thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh mà còn gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Việc phát hiện và phòng ngừa từ sớm giúp người bệnh giảm đáng kể những biến chứng gây tử vong do thoái hoá cột sống gây ra. Để phòng ngừa thoái hóa cột sống từ sớm, bạn nên sử dụng những thực phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên để nâng cao sức khỏe xương khớp mỗi ngày. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thoái hóa cột sống, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn hỗ trợ.

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17685-cervical-spondylosis

https://www.healthline.com/health/spondylolisthesis#symptoms

https://www.healthline.com/health/fitness-exercise/spondylolisthesis-exercises#exercises-for-pain-relief

Dược sĩ Bình Nguyên

Bình luận