Tìm hiểu về lạc nội mạc tử cung và cách quản lý, điều trị
Hiểu về lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung (endometriosis) thường là mạn tính và xảy ra với nữ giới. Hiểu về lạc nội mạc tử cung sẽ giúp bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Cụ thể như sau:
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là sự hiện diện và phát triển bất thường của các tổn thương mô/nốt, tế bào nội mạc tử cung ở bên ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung thường sẽ liên quan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, mô lót trong khung chậu. Trường hợp hiếm gặp, một số mô tương tự lớp nội mạc cũng có thể được tìm thấy ở cơ quan tiêu hóa, phổi, xung quanh tim.
Lớp nội mạc (lót bên trong tử cung) trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ bong ra qua âm đạo. Tuy nhiên, khi bị lạc nội mạc, lớp mô này sẽ không thể thoát ra và mắc kẹt lại trong cơ thể. Do đó gây ra các cơn đau, có thể là đau dữ dội, đặc biệt khi bạn đến chu kỳ hành kinh của mình.
WHO (Tổ chức Y tế Toàn cầu) cho biết, lạc nội mạc tử cung gây ảnh hưởng đến khoảng 10% (190 triệu) nữ giới trên toàn cầu. Theo thống kê từ Thư viện Y Khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ thống kinh là 40 – 60%. Trong khi đó, tình trạng này xảy ra ở 20 – 30% phụ nữ bị hiếm muộn.
Lạc nội mạc tử cung gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của phụ nữ
Lạc nội mạc tử cung sẽ trải qua 4 giai đoạn chính, bao gồm giai đoạn I – tối thiểu, II – nhẹ, III – trung bình và giai đoạn IV – nặng. Những giai đoạn này sẽ được xác định dựa vào vị trí mô bị lạc, mức độ, độ sâu, mức độ nghiêm trọng của mô sẹo, sự hiện diện, kích thước của lạc nội mạc tử cung.
Các loại lạc nội mạc tử cung
Dựa theo vị trí, có thể phân chia thành 3 loại lạc nội mạc tử cung chính như sau:
Tổn thương phúc mạc bên ngoài: Là loại lạc nội mạc tử cung phổ biến nhất. Những tổn thương sẽ xuất hiện trên phúc mạc, tạo thành một màng mỏng quanh khoang chậu của bạn.
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng: Là tình trạng lạc nội mạc phát triển trong buồng trứng thay cho tử cung. Những nội mạc tại buồng trứng vẫn sẽ phát triển và tiếp tục dày lên, bong ra hàng tháng và gây đau bụng kinh dữ dội, kinh nguyệt nhiều hơn bình thường. Loại này thường có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản.
Lạc nội mạc cơ tử cung: Xảy ra khi các mô nội mạc xuất hiện trên thành cơ tử cung. Điều này sẽ gây ra viêm nhiễm kéo dài. Sau đó có thể phát triển thành u lạc nội mạc. Tương tự như khi xuất hiện ở buồng trứng, lạc nội mạc cơ tử cung vẫn sẽ bong ra hàng tháng và gây đau bụng dữ dội, kinh nguyệt nhiều.
Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Lạc nội mạc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Khi bị lạc nội mạc tử cung, khả năng để thụ thai trở nên khó hơn, gây ra vô sinh, hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng khác, ví dụ như:
- Ung thư: Tăng nguy cơ ung thư cao gấp 2.5 – 3.5 lần ở phụ nữ.
- Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung và sảy thai.
- Gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo lắng,…
Lạc nội mạc tử cung có thể làm tăng nguy cơ ung thư, mang thai ngoài tử cung
Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung
Đau vùng chậu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thường là triệu chứng chính của lạc nội mạc tử cung. Cơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ đau đớn và tồi tệ hơn so với bình thường. Mức độ đau cũng có thể tăng dần theo thời gian.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác của lạc nội mạc tử cung mà bạn cũng có thể gặp phải bao gồm:
- Đau lưng dưới hoặc đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đau khi đi tiểu hoặc đi vệ sinh bình thường.
- Chảy máu quá nhiều trong thời kỳ hành kinh.
- Âm đạo bị khô hạn.
- Mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy bụng, những dấu hiệu này có thể rõ ràng hơn khi đến kỳ kinh nguyệt.
Để chắc chắn bạn có bị lạc nội mạc tử cung không, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán, kiểm tra cần thiết. Cụ thể như sau:
- Khám tổng quát vùng chậu để kiểm tra các bất thường ví dụ như có u nang, sẹo phía sau tử cung,… hay không.
- Kiểm tra bằng hình ảnh: Ví dụ như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI),…
- Nội soi ổ bụng: Được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung.
Người bị lạc nội mạc tử cung thường sẽ đau vùng bụng dưới dữ dội
Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung
Căn nguyên gây ra lạc nội mạc tử cung còn có nhiều tranh cãi và được xem là do nhiều yếu tố khác nhau. Hiện tại, có nhiều cơ chế làm xuất hiện lạc nội mạc tử cung đã được ghi nhận. Ví dụ như:
Kinh nguyệt ngược dòng: Như đã nhắc đến ở trên, hiện tượng này sẽ khiến cho các tế bào nội mạc chảy ngược vào khoang chậu, ống dẫn trứng thay vì được thải ra khỏi cơ thể như bình thường. Những tế bào này sẽ bám dính vào thành chậu, bề mặt các cơ quan khác và phát triển dày lên tại đây.
Sự bất thường của tế bào phúc mạc: Một số chuyên gia cho rằng, các hormone/yếu tố miễn dịch có thể làm cho tế bào phúc mạc bị biến đổi tương tự như tế bào nội mạc tử cung. Phúc mạc chính là các tế bào lót bên trong bụng của bạn.
Biến đổi tế bào phôi: Một số loại hormone (ví dụ như estrogen) có thể bị biến đổi tế bào phôi (tế bào trong giai đoạn phát triển sớm nhất). Những hormone này sẽ chuyển thành một tế bào khác tương tự với nội mạc tử cung trong tuổi dậy thì và gây ra lạc nội mạc.
Một số nguyên nhân khác: Cấy sẹo phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng,… khiến các tế bào nội mạc tử cung bám vào vết mổ; Sự bất thường khi vận chuyển các tế bào nội mạc tử cung đến những cơ quan, bộ phận khác; Rối loạn hệ thống miễn dịch khiến cơ thể quay ngược lại tấn công, phá hủy các mô tương tự nội mạc bên ngoài tử cung.
Một số nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung
Bên cạnh những cơ chế trên, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung. Chẳng hạn như:
- Bạn đang gặp tình trạng vô sinh, hiếm muộn, tức là không thể có con sau ít nhất 12 tháng quan hệ tình dục không bảo vệ.
- Xuất hiện kinh nguyệt ở độ tuổi sớm, mãn kinh muộn.
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn, ví dụ như dưới 27 ngày.
- Chu kỳ hành kinh kéo dài hơn 7 ngày.
- Chỉ số khối cơ thể thấp.
- Có người thân bị lạc nội mạc tử cung.
- Đang gặp các vấn đề liên quan đến hệ thống miễn dịch.
- Thường xuyên sử dụng rượu, caffeine.
- Vừa thực hiện một số cuộc phẫu thuật liên quan đến vùng bụng, ví dụ như sinh mổ, cắt tử cung.
- Có nồng độ hormone estrogen trong cơ thể cao.
Người đang gặp một số tình trạng sức khỏe như: Dị ứng, hen suyễn, nhạy cảm với hóa chất, các bệnh tự miễn, hội chứng mệt mỏi mạn tính, ung thư vú, ung thư buồng trứng,…
Các cách điều trị lạc nội mạc tử cung
Mục tiêu trong điều trị lạc nội mạc tử cung là giúp cải thiện sự khó chịu của các triệu chứng và tăng cường khí huyết, điều hòa yếu tố nội tiết trong cơ thể. Để thực hiện mục tiêu đó, một số phương pháp điều trị có thể được sử dụng như sau.
Lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì?
Với điều trị bằng thuốc uống, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại như sau:
Thuốc giảm đau: Ví dụ như thuống kháng viêm không steroid (NSAIDs), naproxen sodium, ibuprofen,…
Liệu pháp hormone bổ sung – Được sử dụng để giảm đau, ngăn chặn sự tiến triển của lạc nội mạc tử cung. Ví dụ một số liệu pháp sau:
- Thuốc tránh thai nội tiết: Viên uống, miếng dán, vòng âm đạo,… để kiểm soát hormone hình thành mô nội mạc tử cung hàng tháng.
- Gn-RH: Là chất chủ vận, chất đối kháng hormone giải phóng gonadotropin, ngăn chặn sản xuất hormone kích thích buồng trứng, giảm estrogen, ngăn chặn kinh nguyệt,…
- Liệu pháp progestin: Bao gồm que cấy tránh thai, dụng cụ tử cung với levonorgestrel, thuốc tiêm tránh thai, thuốc viên progestin,…
- Các chất ức chế aromatase: Là nhóm thuốc ức chế làm giảm lượng estrogen trong cơ thể. Nhóm thuốc này có thể được sử dụng chung với một số liệu pháp progestin.
Danazol: Là thuốc được sử dụng để dừng kinh nguyệt, giảm các triệu chứng khó chịu của lạc nội mạc tử cung. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng danazol, tình trạng lạc nội mạc tử cung vẫn có thể tiếp tục tiến triển.
Sử dụng thuốc là một phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
Phương pháp điều trị, quản lý khác
Nếu người bệnh không đáp ứng việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật. Bao gồm như sau:
Phẫu thuật bảo tồn: Là loại phẫu thuật thực hiện để loại bỏ những mô cấy lạc nội mạc tử cung nhưng vẫn bảo tồn buồng trứng, cổ tử cung. Phương pháp điều trị này được thực hiện với những người đang bị lạc nội mạc tử cung và cố gắng mang thai.
Nếu lạc nội mạc tử cung đã gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số biện pháp điều trị vô sinh phù hợp. Thông thường sẽ bao gồm việc kích thích buồng trứng để tạo ra được nhiều trứng hơn hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng nếu những cách trên không thể cải thiện được tình trạng bệnh. Người bệnh sẽ phải cắt bỏ toàn bộ tử cung, thậm chí là cả buồng trứng.
Quản lý lạc nội mạc tử cung hiệu quả
Khó có thể ngăn ngừa được lạc nội mạc tử cung bởi nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện cải thiện ăn uống, sinh hoạt, sử dụng các thảo dược hỗ trợ để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Lạc nội mạc tử cung ăn gì?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung tiến triển xấu hơn, cũng như cải thiện triệu chứng bệnh. Một nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy, khi cải thiện chế độ ăn uống sẽ giúp người bệnh giảm đau đớn, mệt mỏi hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc cải thiện chế độ ăn uống cũng giúp người bệnh nâng cao được sức khỏe tổng thể. Từ đó ngăn ngừa tình trạng lạc nội mạc tiến triển chậm hơn. Vì vậy, chế độ ăn uống có lợi cho người bệnh lạc nội mạc tử cung sẽ bao gồm:
- Tránh sử dụng bia, rượu, caffeine.
- Loại bỏ gluten, các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn.
- Bổ sung nhiều trái cây, rau quả.
- Tránh các loại đồ ăn vặt có thể làm tình trạng bệnh xấu đi.
- Ưu tiên sử dụng nguyên liệu tươi.
- Giảm lượng chất béo trong các loại thịt đỏ (ví dụ như thịt bò, thịt lợn), bổ sung thêm những thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, quả óc chó,…
Người bị lạc nội mạc tử cung nên bổ sung thêm trái cây, rau xanh
Ngoài ra, người bệnh lạc nội mạc tử cung cũng cần phối hợp thêm chế độ luyện tập phù hợp. Thường xuyên vận động sẽ giúp thúc đẩy được quá trình máu từ tim đến những bộ phận khác. Từ đó có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng lạc nội mạc tử cung. Nếu bạn bị đau dữ dội khi đến ngày hành kinh, hãy sử dụng túi chườm nóng, tắm bằng nước ấm để làm dịu những cơn đau này.
Quản lý với các dược liệu tự nhiên
Để có thể phòng ngừa, hạn chế lạc nội mạc tử cung phát triển, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số thảo dược hỗ trợ thêm. Ví dụ như đan sâm, nga truật, đương quy, sài hồ bắc, hương phụ,… Ngoài ra, nên bổ sung thêm sản phẩm có chứa thành phần là N-Acetyl L-Cysteine. Trong đó:
N-Acetyl L-Cysteine: Là một hoạt chất có tác dụng hỗ trợ làm giảm các khối lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Thành phần này cũng giúp giảm đau bụng kinh và sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung, ngăn cản sự tăng sinh bất thường. Hiệu quả cải thiện của N-Acetyl L-Cysteine với người bệnh lạc nội mạc tử cung cũng đã được thực hiện tại Ý vào năm 2013.
Hương phụ: Giúp giảm đau nhờ khả năng giúp lưu thông khí huyết cho phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Công dụng giảm đau của dược liệu này đã được thực hiện nghiên cứu chứng minh tại trường Đại Học Jiao Tong Thượng Hải – Trung Quốc vào năm 2011.
Đan sâm: Có chứa thành phần giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, chống lại các chứng viêm, vi khuẩn, chống oxy hóa, từ đó giúp bảo vệ tế bào hiệu quả. Nhờ đó, tình trạng bị tắc nghẽn, ứ máu khi đến chu kỳ kinh nguyệt ở người bệnh được cải thiện hiệu quả hơn. Tác dụng này cũng đã được chứng minh với nghiên cứu của Viện Materia Medica, Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc vào năm 2004.
Đương quy, nga truật, sài hồ bắc: Có tác dụng lưu thông khí huyết, bổ huyết, điều kinh, cân bằng nội tiết tố.
Một số thành phần, dược liệu hỗ trợ làm giảm triệu chứng lạc nội mạc tử cung
Khi kết hợp những dược liệu cùng thành phần N-acetyl-L-cysteine với nhau, sẽ giúp tăng cường được khí huyết, kích thích tuần hoàn máu ở người bệnh. Ngoài ra, chúng cũng sẽ giúp làm giảm được những triệu chứng khó chịu, giảm các cơn đau vùng bụng dưới, lưng, ngực khi đến kỳ kinh.
Lạc nội mạc tử cung là một căn bệnh khó có thể điều trị được hoàn toàn. Do đó, người bệnh nên kết hợp các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, sử dụng sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine cũng như những phương pháp hỗ trợ khác để giúp bệnh không tiến triển xấu hơn.
Nếu còn có thắc mắc nào liên quan đến lạc nội mạc tử cung, vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận. Đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.
>>>Xem thêm: Lạc nội mạc tử cung có chữa được không? TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/149109#causes
https://emedicine.medscape.com/article/271899-overview#a7c
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/endometriosis
Bình luận