Sơ lược về bệnh đau vai gáy 

Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết đau vai gáy không chỉ giúp người bệnh có biện pháp kiểm soát tốt triệu chứng mà còn ngăn chặn được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. 

Đau vai gáy là bệnh gì? 

Đau vai gáy được mô tả là hiện tượng đau mỏi, co cứng cơ vùng cột sống cổ, vai gáy, khiến mọi cử động như quay cổ sang trái phải, cúi xuống, ngửa cổ, chuyển động cánh tay đều gặp khó khăn. Tình trạng đau cứng cổ vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy hoặc thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, ngồi hoặc đứng lâu. 

Triệu chứng đau vai gáy 

Phát hiện sớm triệu chứng đau vai gáy và có hướng điều trị đúng cách sẽ ngăn chặn được các cơn đau tái phát hiệu quả. Dấu hiệu nhận biết đau vai gáy không khó, người bệnh có thể nhận biết dễ dàng. Cụ thể là: 

  • Đau mỏi khó chịu vùng cổ, lan sang 2 bên bả vai, xuống cánh tay, bàn ngón tay.
  • Kèm theo rối loạn cảm giác do rễ thần kinh vùng vai gáy cánh tay bị kích thích: Tê tê, mỏi mỏi, ngứa râm ran, châm chích, bỏng rát, yếu cơ cánh tay, cầm nắm không thật, chắc chắn. 
  • Biểu hiện đau vai gáy sẽ tăng lên khi đứng nhiều, ngồi lâu, khuân vác nặng,... Giảm khi nằm nghỉ ngơi đúng cách. 
  • Thi thoảng có cảm giác nhói chạy dọc cột sống lên đầu, mắt mờ, choáng váng, đau nhức đầu, đau vùng chẩm, sau gáy. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, đau vai gáy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nguy hiểm cho người bệnh. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu nghiêm trọng hơn sau đây, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Khớp xương vùng vai gáy hoặc xung quanh có dấu hiệu bị biến dạng.
  • Khớp hoặc sự di chuyển cánh tay khó khăn hoặc thậm chí không thể sử dụng khớp, di chuyển.
  • Sưng đột ngột và gây đau nhức nhối.

dau-moi-vung-co-vai-gay-la-bieu-hien-thuong-gap-o-dan-van-phong_11zon.webp

Đau mỏi vùng cổ vai gáy là biểu hiện thường gặp ở dân văn phòng

Nguyên nhân đau vai gáy 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau vai gáy. Tuy nhiên, căn nguyên gây đau vai gáy có thể được chia thành 2 nhóm chính đó là thói quen sinh hoạt sai cách hoặc bệnh lý cột sống. 

Thói quen sinh hoạt: Nằm gối đầu quá cao, ngồi giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, sai tư thế khi vác đồ vật,... khiến cho cột sống cổ phải chịu áp lực lớn, oxy không được cung cấp đầy đủ cho tế bào cơ gây đau cứng cột sống cổ, vai gáy. 

Bệnh lý cột sống: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống cổ, hẹp ống sống,... là những nguyên nhân chính gây đau cổ vai gáy, chiếm khoảng 80-85% các trường hợp bị đau vai gáy hiện nay. 

Ngoài ra, tuổi tác và chế độ ăn uống không điều độ, thiếu dinh dưỡng lâu ngày đã khiến cho xương đốt sống suy yếu, sụn khớp dễ bị bào mòn, đĩa đệm xơ cứng và dễ vỡ. Điều này đã vô tình làm xuất hiện các mấu xương mọc chồi ra ở rìa đốt sống và đĩa đệm bị rách nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên rễ dây thần kinh gây ra hiện tượng đau vai gáy. Một số ít trường hợp bị đau vai gáy là do xơ vữa mạch máu, khí huyết ứ trệ, làm giảm lưu lượng máu gây thiếu máu cục bộ đến vùng đầu, cổ, vai gáy cũng gây đau.  

XEM THÊM: 5 nguyên nhân gây bệnh đau lưng bạn ít ngờ tới

Tổng hợp cách trị đau vai gáy chủ yếu hiện nay 

Áp dụng sớm các cách trị đau vai gáy không chỉ giúp người mắc cảm thấy thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi mà còn ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời ngăn chặn những biến chứng đau vai gáy nguy hiểm như: Rối loạn tiền đình, teo cơ, liệt,...  Dưới đây là những cách trị đau vai gáy hiệu quả, nên áp dụng càng sớm càng tốt ngay tại nhà: 

Luyện tập các bài tập giảm đau vai gáy 

Những bài tập giảm đau cổ vai gáy không chỉ giúp cải thiện các cơn đau mỏi, cứng cột sống cổ vai gáy hiệu quả. Mà còn giúp cột sống cổ vận động linh hoạt, tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn nguy cơ gặp biến chứng rối loạn tiền đình, teo cơ hiệu quả. 

Bài tập 1 - Tổ hợp giảm đau vai gáy

Xoay cổ: Người bệnh có thể ngồi hoặc đứng. Giữ thẳng cổ, rồi xoay đầu sang trái, giữ nguyên 5 giây rồi đổi bên. Lặp lại liên tục khoảng 5-10 lần. Tập thường xuyên 3-4 lần mỗi ngày, đặc biệt là khi phải ngồi, đứng lâu. 

Nghiêng cổ: Giữ cổ thẳng ở vị trí trung tâm, sau đó từ từ nghiêng sang trái tối đa, giữ vững khoảng 5-6 giây rồi trở lại vị trí ban đầu, nghiêng sang phải. Thực hiện khoảng 8-10 lần như vậy, 3-4 lần/ngày. 

Cúi và ngửa cổ: Tiếp tục giữ cổ thẳng, dần dần cúi cổ xuống, cằm chạm ngực, giữ 4-5 giây. Rồi đưa đầu về trị trí thẳng, ngửa cổ ra sau, giữ nguyên vài giây, sau đó trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện 9-10 lần. 

bai-tap-giam-dau-co-vai-gay-hieu-qua-nen-thuc-hien-hang-ngay_11zon.webp

Bài tập giảm đau cổ vai gáy hiệu quả nên thực hiện hàng ngày 

Bài tập 2 - Yoga giảm đau cổ vai gáy 

Người bệnh ngồi trên sàn, duỗi thẳng, sau đó vắt chéo 2 chân. Đảm bảo bàn chân trái đặt sát hông bên phải và chân bên phải thì sát hông bên trái. 

Từ từ đưa tay phải ra sau vai, cùi chỏ hướng lên phía trên. Tay trái vòng ra sau lưng, cùi chỏ hướng xuống dưới, 2 bàn tay nắm lấy nhau. 

Luôn giữ thẳng lưng, hít thở đều, giữ khoảng 45-50 giây rồi trở về vị trí ban đầu.  Sau đó đổi ngược vị trí tay. Thực hiện 5-10 lần. Ngày 2-3 lần. 

 

bai-tap-giam-dau-vai-gay_11zon.webp

Bài tập giảm đau vai gáy

Chữa đau vai gáy bằng các loại thảo dược

Một số bài thuốc thảo dược chữa đau vai gáy tại nhà cũng được nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng bởi tính an toàn, nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ. Tuy nhiên, hầu hết chỉ là những bài thuốc được lưu truyền, chưa có các nghiên cứu cụ thể về hiệu quả, an toàn theo khoa học. Vì vậy, những bài thuốc được giới thiệu sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. 

Chữa đau vai gáy bằng lá lốt 

Lá lốt không chỉ là gia vị cho nhiều món ăn mà còn là dược liệu rất tốt cho người mắc bệnh cơ xương khớp. Đặc biệt là thoái hóa cột sống, khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể áp dụng một vài cách sau: 

Cách 1: Lấy khoảng 50-100g lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo. Thái nhỏ rồi cho vào nồi đun cùng 500-600ml nước. Đun sôi khoảng 5 phút, lọc lấy nước uống 3 lần/ngày. Duy trì 3-4 tuần để thấy rõ hiệu quả. 

Cách 2: Dùng khoảng 300-400mg rễ lá lốt tươi và 600-800ml rượu 40-50 độ. Rửa sạch rễ, để ráo nước, rồi cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào. Đậy nắp kín, ngâm trong khoảng 1-3 tháng là có thể đem ra xoa bóp vừa giúp thư giãn cơ cột sống cổ, lại vừa tăng cường tuần hoàn máu. 

Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu 

Ngải cứu được người xưa sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc dân gian điều trị bệnh đau cổ vai gáy. Ngải cứu trong đông y cũng là vị thuốc quý, vị đắng, mùi hơi hắc, tính ấm, có tác dụng giảm đau, bổ máu, tăng cường lưu thông máu rất tốt. Để sử dụng ngải cứu chữa đau vai gáy, cha ông ta thường làm như sau: 

Cách 1: Lấy khoảng 300g lá ngải cứu, 100g muối hạt to. Cho ngải cứu vào chảo sao đến khi nóng già, cho muối vào đảo đều. Khi thấy đã gần khô thì hỗn hợp này vào một mảnh vải rồi chườm lên vùng cổ vai gáy. Lưu ý, để một lúc ở ngoài cho nguội bớt rồi chườm tránh bị bỏng. Mỗi ngày chườm 20 phút, 3 lần/tuần. 

Cách 2: Dùng khoảng 500g lá ngải cứu, rửa sạch. Đem xay nhuyễn, lọc bỏ bã, lấy nước cốt uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng trong 1 tháng sẽ giúp giảm đau vai gáy hiệu quả. 

ngai-cuu-vi-thuoc-tri-dau-vai-gay-hieu-qua-tu-xa-xua_11zon.webp

Ngải cứu - Vị thuốc trị đau vai gáy hiệu quả từ xa xưa 

Vật lý trị liệu đau vai gáy cổ 

Vật lý trị liệu cổ vai gáy là phương pháp thường được áp dụng phối hợp với dùng thuốc để nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng đau, tê bì, hạn chế vận động… và giảm viêm. Do đó, đây cũng là một trong các phương pháp giúp giảm đau vai gáy kéo dài được nhiều người lựa chọn.

Vật lý trị liệu đau vai gáy cổ thường là: Chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, điện trị liệu, siêu âm, các bài tập kéo giãn, tăng cường sức mạnh cơ cạnh cột sống cổ,... giúp mọi cử động được linh hoạt, dẻo dai hơn. Vật lý trị liệu đau vai gáy nên áp dụng trong các trường hợp đau mạn tính, không nên sử dụng khi cột sống đang bị gãy, xẹp, có khối u cột sống. 

Sử dụng thuốc trị đau vai gáy cổ 

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị đau vai gáy cổ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn đau mà lựa chọn những loại thuốc phù hợp. 

  • Đau vai gáy mức độ nhẹ: Thường chỉ là các cơn đau mỏi âm ỉ, khó chịu. Có thể dùng các loại thuốc trị đau vai gáy cổ dạng bôi, dán chứa capsaicin, diclofenac, methyl salicylate, menthol,... 
  • Đau nhói, buốt, cứng cột sống cổ, vai gáy, khó cử động: Nên dùng các thuốc trị đau vai gáy cổ dạng uống giảm đau, kháng viêm như ibuprofen, aspirin, naproxen, celecoxib,... 
  • Đau vai gáy, cổ dữ dội, cánh tay tê bì, cử động khó khăn có thể sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện, tuy nhiên cần có sự theo dõi của bác sĩ. Kèm theo là các loại thuốc giãn cơ, chống trầm cảm,... 
  • Nên sử dụng các thuốc có chứa glucosamine, chondroitin,... để làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn chặn đau vai gáy tiến triển nặng hơn. 

thuoc-tri-dau-vai-gay-co-chi-nen-dung-trong-thoi-gian-ngan-vi-co-nhieu-tac-dung-phu_11zon.webp

Thuốc trị đau vai gáy cổ chỉ nên dùng trong thời gian ngắn vì có nhiều tác dụng phụ

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt

Ngoài các biện pháp giảm đau vai gáy nói trên, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có vai trò quan trọng đối với quá trình cải thiện bệnh. Cụ thể:

Chế độ ăn uống 

Người bị đau vai gáy cổ nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin C, E, D, K2, magie, chất xơ: Rau lá xanh, cá hồi, cá ngừ, cá trích, hạt chia, hạt lanh, trứng, sữa đậu nành, sò vẹm xanh, đu đủ, bơ, kiwi, việt quất,...  Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm tăng tình trạng viêm, đau như: Đồ chiên, xào, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, đồ cay nóng, bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp, rượu, bia,... 

Chế độ sinh hoạt 

Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau mỗi ngày làm việc căng thẳng. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, cứ sau 60 phút ngồi thì nên thay đổi tư thế vươn vai tập vài động tác đơn giản. Với những người phải đứng nhiều thì sau khoảng 50-60 phút cũng nên ngồi nghỉ, dựa lưng để cột sống có thể nghỉ ngơi. 

Chọn gối ngủ có độ cao phù hợp, không nên dùng gối quá cao hoặc quá cứng. Mỗi ngày dành 30 phút để luyện tập thể dục thể thao như: Đi bộ, xà đơn, bơi lội, yoga,... cũng giúp giảm đau vai gáy hiệu quả. 

Giải pháp phòng ngừa và giảm đau vai gáy 

Giải pháp cải thiện đau vai gáy hiệu quả nhất chính là phòng ngừa và tăng cường sức khỏe cho xương khớp nói chung, vùng vai gáy nói riêng. Để thực hiện được giải pháp đó, có khá nhiều cách để bạn áp dụng.

Thảo dược từ thiên nhiên là giải pháp được nhiều người lựa chọn để bổ sung, tăng cường sức khỏe cho xương khớp lâu dài. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những loại thảo dược đã có các đề tài nghiên cứu hoặc thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả và tính an toàn của nó.

Tại Việt Nam, dầu vẹm xanh đã được thực hiện nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam về tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho xương khớp, hỗ trợ giảm đau vai gáy hiệu quả và an toàn. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp giảm đau vai gáy, bạn có thể lựa chọn các bài thuốc có chứa thành phần này.

cac-loai-thao-duoc-tang-cuong-suc-khoe-xuong-khop-giup-giam-dau-vai-gay_11zon.webp

Các loại thảo dược tăng cường sức khỏe xương khớp giúp giảm đau vai gáy

XEM THÊM: 4 cách tự nhiên giúp giảm đau lưng siêu đơn giản

Tạm kết

Hiện tượng đau vai gáy đang có xu hướng gia tăng ở giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng. Việc áp dụng sớm các cách chữa đau vai gáy sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, không còn khó chịu và cũng góp phần ngăn chặn biến chứng nguy hiểm hiệu quả, an toàn. Nếu còn vấn đề cần giải đáp liên quan đến đau vai gáy, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 hoặc 028. 62647169 để được hỗ trợ. 

Nguồn 

https://www.healthline.com/health/what-causes-concurrent-neck-and-shoulder-pain-and-how-do-i-treat-it

https://www.webmd.com/pain-management/guide/neck-shoulder

https://www.healthline.com/health/neck-pain

 

Dược sĩ Bình Nguyên

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cot-thoai-vuong

Bình luận