Bệnh rễ thần kinh chính xác là gì?

Bệnh rễ thần kinh là các bệnh lý do tổn thương trên rễ thần kinh, còn được gọi với tên khác là hội chứng rễ thần kinh. Các dây thần kinh từ rễ thần kinh mang thông tin điều khiển các chuyển động và cảm giác của cơ thể đến não. Khi một rễ thần kinh ở cột sống bị tổn thương nó có thể gây đau, tăng độ nhạy cảm, tê và yếu cơ.

Từ trên xuống dọc theo cơ thể thì tủy sống có thể chia thành các đoạn theo phân nhánh rễ thần kinh. Rễ thần kinh trên cơ thể bao gồm rễ thần kinh sọ và rễ thần kinh cột sống chi phối cảm giác và vận động của cơ thể. Vì vậy dựa trên vị trí tổn thương của rễ thần kinh có thể cơ bản chia thành: 

Bệnh lý rễ thần kinh cổ : Các tổn thương xuất hiện ở rễ thần kinh cổ, gây đau cổ và chi trên chịu sự chi phối. Ngoài các cơn đau mang tính điển hình bệnh nhân còn có thể bị tê bì, yếu cơ và phản xạ giảm từ cánh tay xuống bàn tay.

Hội chứng rễ thần kinh thắt lưng: Là tổn thương như viêm rễ hay chèn ép ở vị trí dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng. Đau có tính chất lan tỏa thường từ vùng thắt lưng xuống chân, tương ứng với đường đi của rễ thần kinh. Biểu hiện của cơn đau là tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Vậy, bệnh rễ thần kinh có nguy hiểm không?

Rễ thần kinh bị tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng, gây đau mãn tính hoặc thậm chí dẫn đến tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn. Tình trạng viêm rễ  và sưng tấy có thể gây tổn thương không thể phục hồi đối với các dây thần kinh, vì vậy lưu ý liên hệ với bác sĩ của bạn nếu các triệu chứng của bạn xấu đi hoặc không cải thiện sau vài ngày.

hoi-chung-re-than-kinh-that-lung-thuong-do-thoat-vi-dia-dem

Hội chứng rễ thần kinh thắt lưng thường do thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây ra bệnh rễ thần kinh

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng rễ thần kinh là do các sợi rễ thần kinh dễ chịu tổn thương hoặc bị chèn ép. Những tổn thương có thể là dây thần kinh ngoại vi như bị quấn, chèn ép cơ học, viêm rễ, hoại tử, cắt bỏ. Ảnh hưởng tại rễ gây ra các vấn đề dẫn truyền xung động từ tủy sống đến các dây thần kinh ngoại biên ở chi.

Phổ biến nhất thường thấy là tình trạng rễ thần kinh bị chèn ép do thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm… Hay các viêm rễ do viêm ngoài màng cứng, viêm màng nhện… Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh lý rễ thần kinh như:

  • Chấn thương đột ngột do chơi thể thao hoặc tai nạn có thể dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép. Các động tác nâng, kéo hoặc vặn người lúng túng có thể gây thoát vị đĩa đệm.
  • Các hành động chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như thời gian gõ dài trên bàn phím, gây căng thẳng cho cổ tay và bàn tay của bạn. Điều này có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay (viêm gân chèn ép dây thần kinh giữa ở cánh tay của bạn).
  • Béo phì: Cân nặng quá mức có thể làm sưng đường dẫn thần kinh của bạn, gây áp lực lên các dây thần kinh.
  • Mang thai: Trọng lượng tăng thêm có thể dẫn đến các dây thần kinh bị nén.

XEM THÊM: Thông tin về thuốc Mephenesin giúp giãn cơ, giảm co thắt cơ

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh lý rễ thần kinh

Đối với tình trạng bệnh lý rễ thần kinh thì dấu hiệu điển hình nhất là đau. Đau thường được mô tả là đau rát hoặc buốt và tùy vị trí tổn thương vị trí và mức độ đau thường khác nhau. Các dấu hiệu thường xuất hiện cùng lúc cụ thể:

  • Đau cổ, cánh tay, chân hoặc lưng thường xuyên và kéo dài.
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi cử động, ho, hắt hơi,..
  • Cơn đau có tính lan truyền theo dây thần kinh.
  • Có cảm giác ngứa, tê hoặc yếu cơ.
  • Khó khăn trong vận động yêu cầu kĩ năng.
  • Một số trường hợp có thể mất cảm giác ở mông, bộ phận sinh dục, khu vực bàng quang, trực tràng. Nam giới có thể gặp vấn đề liên quan đến rối loạn cương dương.

con-dau-do-re-than-kinh-gay-ra-co-tinh-rat-buot-va-lan-toa

Cơn đau do rễ thần kinh gây ra có tính rát buốt và lan tỏa

Ngoài những triệu chứng đặc trưng trên, tùy thuộc vào mỗi vị trí tổn thương rễ thần kinh,đặc tính cơ học của cơn đau là không giống nhau. Điều này trên lâm sàng giúp bác sĩ nắm bắt được bước đầu trong đưa ra chẩn đoán. Hai vị trí rễ thần kinh thường gặp tình trang chèn ép ở lưng dưới là thắt lưng L5 và xương cùng S1.

  • Tổn thương tại L5: Tại đây cung cấp các dây thần kinh dẫn đến các cơ nâng bàn chân và ngón chân cái. Do đó, sự tác động của dây thần kinh này có thể dẫn đến sự suy yếu của các cơ và đau lan sang đùi và cẳng chân đến các ngón chân.
  • Tổn thương tại S1: Gây yếu cơ tại mông, bắp chân. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn cho việc đẩy chân, kiễng chân. Đau lan từ phía sau đùi đến mắt cá chân có khi đến ngón chân.
  • Tổn thương tại C5: Triệu chứng gây đau vai, yếu cơ delta và có thể tê một vùng nhỏ ở vai. Phản xạ bắp tay của bệnh nhân thường bị giảm.
  • Tổn thương tại C6. Điều này có thể gây yếu cơ bắp tay và cơ duỗi cổ tay, đồng thời đau kèm với tê từ cánh tay đến ngón cái. Các phản xạ xương cánh tay (giữa cẳng tay) có thể bị giảm.
  • Tổn thương tại C7. Điều này có thể gây đau và tê chạy dọc từ khắp cánh tay đến ngón tay giữa.
  • Tổn thương tại C8. Gây ra rối loạn chức năng bàn tay và giảm phản xạ của tay. Cùng đó là triệu chứng đau, tê lan đến ngón tay út.

 

dau-chi-tren-thuong-gap-ton-thuong-re-than-kinh-tu-dot-song-c5-den-c8

Đau chi trên thường gặp tổn thương rễ thần kinh từ đốt sống C5 đến C8

XEM THÊM: Cách dùng Chondroitin chữa thoái hóa cột sống hiệu quả

Các phương pháp điều trị đau rễ thần kinh

Hầu hết, các triệu chứng do rễ thần kinh bị chèn ép sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng 6 đến 12 tuần điều trị không phẫu thuật. Nếu trong giai đoạn cấp tính, mục tiêu chính trước tiên hồi phục khả năng vận động thích hợp bằng cách giảm đau.

Cách chữa không can thiệp phẫu thuật

Ở những trường hợp rễ thần kinh mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Song song đó sẽ kết hợp các phương pháp, bài tập vật lý trị liệu phù hợp.

Dùng thuốc điều trị: Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc điều trị sau:

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen... giúp cải thiện triệu chứng đau.
  • Thuốc corticosteroid như prednisone giảm đau mạnh hơn
  • Các kỹ thuật can thiệp như khối dây thần kinh (tiêm cột sống)
  • Tiêm ngoài màng cứng ở thắt lưng và cột sống cổ

Dùng các phương pháp vật lý trị liệu: Các động tác kéo giãn và tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp giảm bớt áp lực lên dây thần kinh và giảm đau nhẹ. Hãy nghe lời khuyên từ bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý của bạn về loại bài tập nào là tốt nhất cho từng tổn thương cụ thể.

Điều trị có can thiệp phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được lựa chọn để điều trị khi các điều trị không phẫu thuật không không có hiệu quả. Trong phẫu thuật khắc phục hội chứng rễ thần kinh có những phẫu thuật các bệnh nhân có thể tham khảo như:

  • ACDF (Phẫu thuật cắt bỏ và hợp nhất cổ tử cung trước)
  • ADR (Thay thế đĩa đệm nhân tạo)
  • Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay
  • Phẫu thuật giải nén cột sống

Sau phẫu thuật, có thể mất vài tháng để phục hồi hoàn toàn sức mạnh và cử động. Hầu hết mọi người có thể trở lại công việc bàn giấy trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi phẫu thuật. Tùy thuộc vào phẫu thuật trên từng bệnh nhân cụ thể, có thể mất từ ​​ba đến bốn tháng để trở lại các hoạt động đầy đủ.

phau-thuat-la-phuong-phap-dieu-tri-cuoi-cung-cua-benh-re-than-kinh

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng của bệnh rễ thần kinh

Phòng ngừa và giảm tiến triển bệnh về rễ thần kinh

Không phải tất cả bệnh lý thần kinh đều có thể ngăn ngừa được, thay vào đó bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Những biện pháp phòng ngừa bao gồm thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng thêm các loại thảo dược hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp - giảm thiểu các bệnh lý là nguyên nhân gây rễ thần kinh. Cụ thể như sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt tránh tổn thương rễ thần kinh

Với thói quen sinh hoạt hàng ngày, người bệnh bị rễ thần kinh cần lưu ý:

  • Duy trì cân nặng hợp lý và tư thế tốt khi làm việc, sinh hoạt.
  • Thực hiện các bài tập kéo căng để giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và linh hoạt.
  • Không ngồi, nằm ở một tư thế quá lâu hoặc bắt chéo chân trong thời gian dài. Vì sẽ có thể dẫn đến một dây thần kinh bị nén ở chân.
  • Có thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Dùng thảo dược cải thiện bệnh rễ thần kinh hiệu quả

Việc dùng thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng là chính, mà các nhóm thuốc NSAID dùng lâu dài sẽ có nhiều tác dụng phụ thậm chí gây nhờn thuốc. Vì vậy thuốc thảo dược đang được bác sĩ khuyên dùng kết hợp giúp tăng hiệu quả cho bệnh rễ thần kinh.

Để giúp phòng ngừa bệnh rễ thần kinh tốt hơn, người bệnh nên lựa chọn các loại thảo dược tốt cho xương khớp. Bởi, những bệnh lý về xương khớp chính là nguyên nhân chính dẫn đến đau rễ thần kinh. Một số loại dược liệu an toàn, lành tính đã được nhiều người sử dụng và có các báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học có thể kể đến như tinh chất dầu vẹm xanh, Cao Thiên niên kiện, chiết xuất nhũ hương,...

Những thảo dược này khi kết hợp cùng với một số thành phần khác có thể giúp hỗ trợ giảm đau, sưng khớp do rễ thần kinh gây ra. Ngoài ra, còn giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa được các bệnh lý liên quan.

cao-thien-nien-kien-giup-tang-cuong-suc-khoe-xuong-khop-hieu-qua

Cao thiên niên kiện giúp tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả

Tạm kết

Bệnh rễ thần kinh là bệnh nguy hiểm và không dễ điều trị. Do đó mọi người cần lưu ý tìm hiểu những dấu hiệu đầu tiên để kịp thời can thiệp điều trị. Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến bệnh rễ thần kinh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 3861530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ thêm.

Tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320045#symptoms

https://www.spine-health.com/conditions/spine-anatomy/spinal-cord-and-spinal-nerve-roots

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/6481-pinched-nerves

Dược sĩ Bình Nguyên

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cot-thoai-vuong

Bình luận