Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý phổ biến, đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Hiểu rõ và phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh lựa chọn được phương pháp điều trị đúng cách, hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ qua bài viết dưới đây! 

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ (thoái hóa cột sống cổ) là tình trạng lão hóa tự nhiên của cột sống cổ, làm cho các đĩa đệm giữa các đốt sống bị mất nước, giảm độ dày và đàn hồi kém dễ nứt rách khiến nhân nhầy chảy ra ngoài. Hoặc các đốt sống suy yếu, dễ tổn thương, hình thành các mỏm xương chồi ra ngoài chèn ép vào rễ dây thần kinh hoặc tủy sống gây ra các triệu chứng như đau mỏi cổ, cứng cổ gáy, đau vai gáy, đau đầu…

Trước đây, thoái hóa đốt sống cổ phổ biến ở người lớn trung niên và người cao tuổi nhưng nay đang có xu hướng trẻ hóa, rất nhiều người đã bị bệnh này khi chỉ mới 30 tuổi. 

Thoái hóa cột sống cổ thường xảy ra ở vị trí C3, C4, C5, C6, C7

Thoái hóa cột sống cổ thường xảy ra ở vị trí C3, C4, C5, C6, C7

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ 

Các dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đốt sống cổ có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ chèn ép rễ dây thần kinh, tủy sống. Một số biểu hiện thường gặp bao gồm:

- Đau cổ: Đau mỏi vùng cổ sau gáy là triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ phổ biến nhất. Đau mỏi âm ỉ, đặc biệt khi ngồi, đứng lâu hoặc mang vác nặng. Lâu ngày sẽ lan tỏa sang 2 bên bả vai hoặc lên đầu. 

- Cứng cổ: Khó quay sang trái phải, cúi, nghiêng, ngửa cổ, khó di chuyển, đặc biệt là sau khi dậy từ giấc ngủ hoặc ngồi lâu.

- Tê bì, châm chích, kiến bò, ngứa ran, giảm độ nhạy cảm của da với nhiệt (nóng, lạnh) ở vùng cổ, vai gáy, cánh tay, bàn ngón tay: Triệu chứng này thường xảy ra khi rễ dây thần kinh bị đè nén lâu ngày. 

- Đau đầu: Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra đau đầu. Thường là ở vùng phía sau đầu hoặc thái dương.

- Thiếu máu não: Nếu thoái hóa đốt sống cổ nghiêm trọng chèn ép vào mạch máu sẽ giảm cung cấp máu, oxy lên não gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng. 

Đau vai gáy, tê bì tay là dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ 

Có nhiều yếu tố khác nhau gây ra thoái hóa đốt sống cổ, bao gồm:

- Tuổi tác: Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Khi tuổi tác tăng, khả năng tái tạo và sửa chữa các mô xương và mô sụn giảm, đĩa đệm bị mất nước, xơ cứng, giảm độ đàn hồi, dễ tổn thương. 

- Tác động cơ học: Những tác động cơ học lâu ngày, sai tư thế lên cột sống cổ cũng góp phần làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Các tác động này bao gồm chấn thương, mang vác nặng, ngồi hoặc đứng nhiều, ít vận động, chơi thể thao sai tư thế, thay đổi tư thế đột ngột…

- Dinh dưỡng: Không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cột sống như omega-3, canxi, magie, vitamin D3, vitamin K2 cũng sẽ làm cột sống ngày càng suy yếu, dễ thoái hóa. 

- Di truyền: Di truyền cũng có thể là một yếu tố thuận lợi đẩy nhanh quá trình thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt là khi có di truyền các gen liên quan đến quá trình tạo xương và hủy xương, sụn.

- Bệnh lý khác: Một số bệnh lý bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp và loãng xương cũng góp phần dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. 

Làm thế nào để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ?

Để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng vùng cổ và đầu của người bệnh để xem có các triệu chứng như đau, sưng hoặc cứng khớp hay không. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, CT hoặc MRI để có hình ảnh rõ nét về các tổn thương tại vùng đầu cổ. Từ đó đưa ra đánh giá chính xác về mức độ thoái hóa và hướng điều trị thích hợp. 

Đau vai gáy, tê bì tay là dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ

Chụp MRI giúp nhận biết chính xác thoái hóa đốt sống cổ 

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? 

Thoái hóa đốt sống cổ không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, công việc người mắc. Một số hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra do thoái hóa đốt sống cổ: 

- Đau mỏi cổ vai gáy dữ dội, dai dẳng: Thoái hóa đốt sống cổ lâu ngày sẽ làm biến dạng cột sống, đè nén lên rễ thần kinh, tủy sống gây đau đớn kéo dài, tái phát thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. 

- Hạn chế vận động vùng đầu cổ, cánh tay: Rễ thần kinh, tủy sống bị chèn ép lâu ngày sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc xoay đầu hoặc cổ, giới hạn phạm vi chuyển động của cổ. Trường hợp nặng có thể mất cảm giác, cầm nắm không chắc tay, dễ rơi. 

- Gai cột sống, thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa cột sống lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho các gai xương hình thành và phát triển, đĩa đệm nứt rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép vào các bộ phận xung quanh gây đau nhức triền miên. 

- Viêm, tổn thương rễ dây thần kinh, tủy sống không hồi phục: Khi rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép lâu ngày sẽ bị tổn thương vĩnh viễn gây đau đớn, hạn chế vận động, tê bì, mất cảm giác nóng lạnh…

- Teo cơ, yếu chi, thậm chí liệt: Khi tủy sống và rễ thần kinh bị chèn ép nặng nề, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị teo cơ, cánh tay yếu thậm chí mất khả năng vận động thân dưới. 

Yếu chi, hạn chế vận động là biến chứng nghiêm trọng của thoái hóa đốt sống cổ 

Yếu chi, hạn chế vận động là biến chứng nghiêm trọng của thoái hóa đốt sống cổ 

Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần áp dụng song song các biện pháp cải thiện tại nhà và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ bao gồm:

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ tại nhà 

- Nghỉ ngơi: Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau mỗi buổi làm việc sẽ giúp cải thiện tình trạng đau mỏi do thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Người bệnh nên thực hiện một số động tác như quay cổ sang trái phải, xoa bóp, thay đổi tư thế trong khoảng 5-10 phút. Việc này giúp thư giãn vùng cổ, giảm áp lực cho đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả. 

- Chườm nóng hoặc lạnh: Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh đặt lên vùng cột sống cổ đau nhức là cách giảm cơn đau cổ vai gáy tạm thời, nhanh chóng hiệu quả. 

- Thực hiện tập luyện, thư giãn cổ thường xuyên: Các bài tập này không chỉ giúp giảm đau mỏi cột sống cổ mà còn giúp tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực cho đĩa đệm và cải thiện khả năng vận động vùng cột sống cổ. 

- Thay đổi lối sống: Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm đúng, tập thể dục thể thao hàng ngày, duy trì cân nặng hợp lý cũng góp phần làm chậm sự tiến triển của bệnh. Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên cổ, bảo vệ cổ khỏi các chấn thương và duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ tái phát.

- Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống cổ: Bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ lá lốt, ngải cứu đem sắc lấy nước uống hàng ngày hoặc đem sang vàng với muối rồi chườm lên vùng đau nhức cũng giúp cải thiện đau cổ vai gáy do thoái hóa hiệu quả.

- Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên: Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cột sống khỏe mạnh và giảm đau, kháng viêm bằng các sản phẩm từ thiên nhiên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau cổ vai gáy do thoái hóa hiệu quả, lâu dài, không có tác dụng phụ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chứa dầu vẹm xanh giúp cải thiện các triệu chứng do viêm thoái hóa khớp, đau nhức khớp do khô khớp, tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp hiệu quả. 

Dầu vẹm xanh tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ 

Dầu vẹm xanh tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ 

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ theo tây y 

- Vật lý trị liệu: Các phương pháp thường được áp dụng đó là điện xung, siêu âm, laser, tác động cột sống, massage có thể giúp giảm đau và giảm co cứng cổ.

- Thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc thường dùng là paracetamol, ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau hiệu quả nhưng nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng vì có nhiều tác dụng không mong muốn.

- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ gai xương, khối nhân nhầy thoát ra ngoài để giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, cải thiện tình trạng đau nhức. 

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không? 

Thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa khỏi hoàn toàn vì nguyên nhân gây bệnh là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu có phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách, chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng, ngừa tái phát, làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm hiệu quả. 

Đối tượng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ 

Thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính. Một số đối tượng có nguy cơ cao hơn bị thoái hóa đốt sống cổ, bao gồm:

- Người trung và cao tuổi: Trước đây, độ tuổi dễ bị thoái hóa là từ 40 tuổi trở lên. Nhưng nay đang có xu hướng trẻ hóa, rất nhiều người mắc phải căn bệnh này khi chỉ mới 30 tuổi. 

- Người ngồi nhiều hoặc ít vận động: Nhân viên văn phòng, giáo viên, kỹ thuật viên, lái xe, nhân viên bán hàng… dễ bị thoái hóa cột sống cổ do ngồi nhiều, đầu thường xuyên phải cúi, sai tư thế. 

- Người mang vác nặng: Công nhân xây dựng, người phải vác nặng thường xuyên cũng dễ bị thoái hóa do cột sống cổ thường phải chịu tải trọng lớn. 

- Người có chấn thương ở đầu hoặc cổ: Khi có lực tác động mạnh vào cột sống cổ sẽ làm tổn thương dây chằng, đĩa đệm, đốt sống và đẩy nhanh quá trình thoái hóa. 

- Người có bệnh lý khác: Loãng xương, viêm khớp, tiểu đường… cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ. 

Dân văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ

Dân văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ 

Những người có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ vẫn có thể làm chậm sự xuất hiện của bệnh, ngừa tái phát bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, hạn chế các tác động cơ học lên cột sống cổ. Cụ thể:

- Tập thể dục đều đặn, hàng ngày: Ví dụ như đi bộ, bơi lội hoặc yoga…

- Duy trì tư thế đúng khi ngồi, đứng hoặc làm việc.

- Hạn chế sử dụng điện thoại và máy tính bảng. 

- Sau mỗi 1-2 tiếng ngồi, hãy đi lại, tập vài động tác xoay cổ đơn giản trong 5-10 phút. 

- Duy trì trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường, chỉ số BMI = Cân nặng (kg)/(chiều cao (m) x 2). 

- Nên nằm đệm cứng, gối không quá cao. Nên dùng gối cao su non, loại lượn sóng. 

- Tư thế ngồi khi làm việc đúng, mắt nhìn thẳng, không cúi, chân vuông góc với sàn. 

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ, việc nắm rõ các triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa sẽ giúp bạn lựa chọn hướng điều trị thích hợp, hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, tránh phải mổ. 

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ, hãy để lại bình luận để được chuyên gia tư vấn chi tiết sớm nhất!

 

Dược sĩ Bình Nguyên

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cot-thoai-vuong

Bình luận