Tràn dịch màng phổi là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng nhiều. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, người bệnh cần được phát hiện sớm để có phương án điều trị kịp thời.

Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ các chất lỏng dư thừa giữa các lớp màng bên ngoài phổi, các lớp màng này được gọi là màng phổi. Thông thường mỗi lá phổi trong lồng ngực sẽ được bao quanh bởi hai lớp màng phổi rất mỏng với tác dụng bôi trơn và tạo điều kiện cho quá trình hô hấp.

Các dạng tràn dịch màng phổi hay gặp

Trên thực tế có một số loại tràn dịch màng phổi và mỗi loại có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau, cụ thể:

Tràn dịch màng phổi dịch thấm

Xảy ra do giảm áp lực thủy tĩnh hoặc giảm áp lực keo huyết tương khiến các chất lỏng bị rò rỉ chảy vào khoang màng phổi. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tràn dịch màng phổi dịch thấm là do suy tim sung huyết. Đối với bệnh lý này, người bệnh thường được điều trị ngay mà không cần làm thêm những đánh giá khác.

Tràn dịch màng phổi dịch tiết

Thường xảy ra do các nguyên nhân làm tăng tính thấm mao mạch dẫn đến dịch, protein, tế bào và các thành phần huyết tương khác tràn vào khoang màng phổi. Đối với tình trạng này, người bệnh cần tiến hành thêm các đánh giá làm rõ nguyên nhân để có phương án điều trị phù hợp.

Viêm phổi có thể gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi

Viêm phổi có thể gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi

Một số tình trạng có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi dịch tiết là viêm phổi, thuyên tắc phổi,...

Tràn dịch màng phổi có biến chứng và không gây biến chứng

Một số trường hợp bị tràn dịch màng phổi không biến chứng do chứa dịch không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Tình trạng này ít gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Đối với những trường hợp tràn dịch màng phổi có biến chứng thường có sự nhiễm trùng ở các chất lỏng. Người bệnh cần được điều trị nhanh chóng để không để lại những biến chứng nguy hiểm.

Vì sao xảy ra tràn dịch màng phổi?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi bao gồm những nguyên nhân trực tiếp và các yếu tố nguy cơ, cụ thể:

Nguyên nhân trực tiếp

Tràn dịch màng phổi có thể do một số nguyên nhân phổ biến gây ra như suy tim, thuyên tắc phổi, xơ gan hoặc do quá trình phẫu thuật hở van tim. Tuy nhiên, tình trạng dịch tràn vào phổi thường do các bệnh lý gây ra, cụ thể: 

  • Suy tim: Bệnh có thể gây ra tình trạng ứ máu tại phổi làm cho dịch rò rỉ ra và tràn vào phổi.
  • Viêm phổi: Gây ra tình trạng tràn dịch là do sự nhiễm trùng lan ra màng phổi hoặc vị trí tổn thương gần sát màng phổi. 
  • Ung thư phổi: Tế bào ung thư xâm lấn vào màng phổi hoặc gây bít tắc lưu thông của dịch màng phổi sẽ gây ra tình trạng tràn dịch vào phổi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể do tế bào ung thư di căn vào khoang màng phổi.
  • Thuyên tắc phổi: Gây tắc nghẽn động mạch phổi dẫn đến tình trạng dịch tràn màng phổi.
  • Suy thận mạn và xơ gan cũng gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi.

Người bị xơ gan có thể bị tràn dịch màng phổi

Người bị xơ gan có thể bị tràn dịch màng phổi

Bên cạnh đó, một số bệnh khác cũng gây ra tràn dịch màng phổi nhưng không phổ biến như lupus và các bệnh tự miễn khác.

Các yếu tố nguy cơ

Tràn dịch màng phổi thường do các bệnh lý về phổi gây ra. Do đó, những đối tượng có nguy cơ cao bị tràn dịch màng phổi là:

  • Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Nhiễm HIV, AIDS,...
  • Mắc các bệnh lý nhiễm trùng phổi như viêm phổi, lao phổi,... và các bệnh liên quan đến phổi khác như xẹp phổi, thuyên tắc phổi,...
  • Suy giáp, viêm khớp.
  • Mắc các bệnh về thận như thận hư, suy thận, suy thận mạn,...
  • Người bị suy tim hoặc viêm màng ngoài tim co thắt.
  • Mắc ung thư di căn từ cơ quan khác đến màng phổi.
  • Người nhiễm ký sinh trùng lây nhiễm vào phổi.

Triệu chứng của tràn dịch màng phổi như thế nào?

Trong một số trường hợp, người bị tràn dịch màng phổi sẽ không có triệu chứng mà được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe và qua hình ảnh chụp X-quang ngực. Tuy nhiên, đa số người bị tràn dịch màng phổi xuất hiện các triệu chứng, đặc biệt khi dịch tràn nhiều vào màng phổi và xảy ra viêm nhiễm. Một số triệu chứng thường gặp:

  • Khó thở, xảy ra tình trạng thở gấp, thở gắng sức.
  • Tức ngực, đau ngực, các cơn đau tăng dần theo thời gian, đặc biệt khi hít thở sâu.
  • Mệt mỏi toàn thân, chán ăn, sụt cân nhanh.  
  • Ho, ho khan không rõ nguyên nhân, ho ra máu.

Ho là một trong những triệu chứng của người bệnh bị tràn dịch màng phổi

Ho là một trong những triệu chứng của người bệnh bị tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không? 

Mức độ nguy hiểm của tràn dịch màng phổi tùy thuộc vào nguyên nhân chính gây ra bệnh, cụ thể: 

Nếu nguyên nhân do ung thư, bệnh rất khó điều trị vì tình trạng tràn dịch tái phát nhanh dù đã thường xuyên hút dịch.

Nếu lượng dịch tràn vào phổi quá nhiều sẽ gây suy giảm chức năng hô hấp của phổi và dẫn đến tình trạng thiếu oxy.

Ngoài ra, tràn dịch màng phổi có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm dày màng phổi
  • Vôi hóa màng phổi
  • Viêm mủ màng phổi
  • Suy hô hấp
  • Xẹp phổi

Các biến chứng có thể diễn tiến theo chiều hướng xấu và trở lên trầm trọng hơn nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Cách chữa tràn dịch màng phổi như thế nào?

Để chữa tràn dịch màng phổi hiệu quả, người bệnh cần được phát hiện càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân gây bệnh và tránh nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. 

Hướng dẫn phát hiện sớm tràn dịch màng phổi

Để phát hiện chính xác bạn có đang bị tràn dịch màng phổi, sau khi thăm khám lâm sàng kèm theo các triệu chứng cụ thể, bạn có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác.

Chụp X-quang ngực: Thông thường, không khí sẽ có màu đen trên hình ảnh X-quang ngực tại phổi. Ngược lại, nếu bạn bị tràn dịch phổi, trên hình ảnh chụp X-quang ngực sẽ xuất hiện màu trắng ở một hoặc hai bên phổi.

Chụp X-quang ngực giúp xác định chẩn đoán tràn dịch màng phổi

Chụp X-quang ngực giúp xác định chẩn đoán tràn dịch màng phổi

Chụp CT: Phương pháp chẩn đoán này sẽ cho hình ảnh chi tiết hơn so với chụp X-quang ngực. Từ đó giúp xác định được mức độ, vị trí tràn dịch và tìm ra nguyên nhân tràn dịch màng phổi.

Siêu âm: Đây là một phương pháp dễ thực hiện và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Siêu âm ngực sẽ cho thấy hình ảnh phổi bên trong cơ thể và giúp xác định vị trí tràn dịch. Bên cạnh đó, hình ảnh siêu âm có thể giúp phát hiện các khối u ác tính di căn.

Hút dịch màng phổi: Dịch được lấy ra sẽ được tiến hành làm xét nghiệm sinh hóa, soi, nuôi cấy tìm vi khuẩn, xét nghiệm tế bào. Điều này giúp xác định được loại tràn dịch màng phổi, nguyên nhân gây ra và bệnh lành tính hay ác tính. Phương pháp này tương đối an toàn và thường được kết hợp với siêu âm để xác định vị trí chọc hút dịch.

Sinh thiết màng phổi: Phương pháp này thường được áp dụng với người bệnh bị tràn dịch màng phổi dịch tiết chưa rõ nguyên nhân. Sinh thiết sẽ được tiến hành tại mô màng phổi để làm xét nghiệm mô bệnh học, từ đó giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị tràn dịch màng phổi

Tùy vào từng nguyên nhân mà tràn dịch màng phổi sẽ có phương án điều trị khác nhau. Một số phương pháp được áp dụng trong điều trị là:

Chọc hút dịch màng phổi

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị dịch tràn màng phổi hiện nay. Chọc hút dịch màng phổi để loại bỏ lượng dịch tràn trong phổi và giúp người bệnh thở dễ dàng hơn, giảm triệu chứng đau.

Chọc hút dịch màng phổi để điều trị cho người bị tràn dịch màng phổi

Chọc hút dịch màng phổi để điều trị cho người bị tràn dịch màng phổi

Dẫn lưu màng phổi

Nếu tình trạng tràn dịch màng phổi liên tục tái phát hay xảy ra tràn mủ, tràn máu màng phổi, người bệnh có thể được điều trị với phương pháp này. Thực hiện bằng cách đặt ống thông dẫn lưu (bằng silicon) qua da vào khoang màng phổi.

Sử dụng thuốc điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp trong điều trị, ví dụ:

  • Do nhiễm trùng: Sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Do lao: Sử dụng thuốc điều trị lao.
  • Do suy tim, suy thận: Có thể sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm tình trạng ứ đọng dịch trong màng phổi và một số loại thuốc điều trị suy gan, suy thận

Trong một số trường hợp tràn dịch do ung thư, người bệnh sẽ được điều trị với hóa chất. Và bên cạnh điều trị nguyên nhân, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc để điều trị triệu chứng như Paracetamol để giảm đau, hạ sốt.

Cách chăm sóc người bị tràn dịch màng phổi tại nhà

Tràn dịch màng phổi khiến cho sức khỏe của người bệnh suy giảm và hoạt động không được linh hoạt nên rất cần sự chăm sóc tại nhà. Đặc biệt là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để giúp người bệnh nâng cao sức khỏe góp phần vào cải thiện tình hình bệnh. Vậy người bị tràn dịch màng phổi nên ăn gì và kiêng gì? Cần lưu ý gì trong sinh hoạt hàng ngày?

Tràn dịch màng phổi nên ăn uống gì?

Chế độ ăn uống rất quan trọng cho người bệnh bị tràn dịch màng phổi, đặc biệt trong sau khi được điều trị trải qua cuộc phẫu thuật. Do thể trạng của người bệnh lúc này đang rất yếu nên cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh nên ăn những thực phẩm sau:

Thức ăn dạng lỏng

Các món cháo và súp rất giàu dinh dưỡng giúp người bệnh nhanh hồi phục thể trạng. Không những bồi bổ cho sức khỏe, các món cháo và súp là thức ăn dạng lỏng nên rất dễ ăn, giúp người bệnh tiêu hóa tốt. 

Cháo thịt bò cung cấp dinh dưỡng cho người bị tràn dịch màng phổi

Cháo thịt bò cung cấp dinh dưỡng cho người bị tràn dịch màng phổi

Người bị tràn dịch màng phổi nên ăn một số món cháo và súp sau: Cháo củ mài hạnh nhân, cháo thịt bò, cháo thịt gà hạt sen, súp gà nấm hương, gà hầm thuốc bắc,...

Thực phẩm giàu protein

Nhóm thực phẩm này cung cấp nhiều calo cho người bệnh và giúp phục hồi sức khỏe, bổ phổi, tăng sức co bóp của cơ giúp cho hô hấp. Người bệnh nên ăn các loại thịt nạc như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá hồi, trứng,... Tuy nhiên không ăn quá nhiều và tuyệt đối không được ăn thịt mỡ. 

Bổ sung nước

Nước là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Không chỉ giúp thanh lọc các chất độc trong cơ thể, nước còn giúp nhuận khí, thanh mát phổi. Ngoài nước lọc, người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước hoa quả, rau củ. Tuy nhiên, nếu lượng dịch trong phổi quá nhiều, người bệnh không nên uống quá nhiều.

Trái cây tươi

Trái cây cung cấp rất nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế ăn các loại trái cây chứa nhiều đường như: Dưa hấu, bơ, chuối, mâm xôi, xoài,... để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các loại rau củ

Thường xuyên bổ sung các loại rau củ vào mỗi bữa ăn để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa và nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của người bệnh.

Các loại rau củ cung cấp chất xơ rất tốt cho người bị tràn dịch màng phổi

Các loại rau củ cung cấp chất xơ rất tốt cho người bị tràn dịch màng phổi

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên để cải thiện tình trạng bệnh. Đặc biệt là thảo dược chứa hoạt chất Fibrolysin giúp điều trị nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi như viêm phổi và cải thiện các triệu chứng như ho, khó thở,... Để thuận lợi cho quá trình sử dụng, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần chính là Fibrolysin.

Tràn dịch màng phổi nên kiêng gì?

Chế độ ăn uống có thể gây ra tình trạng tăng tiết dịch tràn vào phổi. Do đó, người bị tràn dịch màng phổi nên kiêng một số thực phẩm sau:

Đồ ăn khô, cứng

Sau khi vừa trải qua cuộc phẫu thuật hay chọc hút tràn dịch màng phổi, người bệnh cần hạn chế những đồ ăn khô, cứng như bánh mì, cơm,... Nếu người bệnh ăn đồ ăn khô thì cần nhai kỹ để thức ăn dễ được tiêu hóa trong dạ dày.

Đồ ăn, đồ uống lạnh

Những đồ ăn, đồ uống lạnh như nước đá, kem,... sẽ gây ra tình trạng ho, lạnh phổi cho người bệnh và khiến tình trạng tràn dịch màng phổi nặng hơn.

Thực phẩm chứa lượng chất béo, lipid cao 

Các loại thực phẩm giàu chất béo và lipid như đồ ăn xào, rán nhiều dầu mỡ và các loại sữa béo có thể gây ra đầy bụng, khó tiêu hóa và gây ra tổn thương phổi cho người bệnh. Do đó, cần hạn chế hoặc không ăn những loại thực phẩm này.

Đồ ăn mặn

Những thực phẩm chứa nhiều muối có thể làm tăng áp lực thẩm thấu kéo lượng dịch tràn vào màng phổi và khiến tình trạng bệnh trở lên nặng hơn.

Người bị tràn dịch màng phổi nên kiêng những đồ ăn chứa nhiều muối

Người bị tràn dịch màng phổi nên kiêng những đồ ăn chứa nhiều muối

Lưu ý sinh hoạt trong tràn dịch màng phổi

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bị tràn dịch màng phổi cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đặc biệt đối với những người vừa trải qua cuộc phẫu thuật hoặc chọc hút dịch tại phổi. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh những thực phẩm chứa cồn và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,...

Các câu hỏi thường gặp về bệnh tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi có thể chữa trị được không?

Tràn dịch màng phổi có thể chữa khỏi nhưng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đối với những trường hợp do suy tim, viêm phổi, viêm tụy cấp, ghép tim, phổi hoặc gan, lupus ban đỏ,... có thể khỏi sau một thời gian điều trị tích cực. Thời gian điều trị lành bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 6 tháng. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp gây tràn dịch màng phổi do ung thư di căn, thuyên tắc phổi,... rất khó để điều trị khỏi hẳn.

Tràn dịch màng phổi có tái phát không?

Có. Tràn dịch màng phổi xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Do đó, nếu người bệnh không được xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách thì sẽ không điều trị được tận gốc căn nguyên gây ra dịch tràn vào phổi. 

Ngoài ra, một số trường hợp nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi diễn biến xấu như ung thư di căn, ung thư giai đoạn cuối thì tình trạng bệnh rất khó kiểm soát và tái phát liên tục.

Tràn dịch màng phổi có lây không?

Tràn dịch màng phổi có lây hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tác nhân gây tràn dịch màng phổi là do ung thư thì không có khả năng lây lan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh do lao phổi gây ra thì có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp như ho, hắt hơi hay dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân.

Tràn dịch màng phổi ác tính có chữa được không?

Rất khó chữa trị. Tràn dịch màng phổi ác tính là do các tế bào ung thư phát triển trong khoang màng phổi gây ra tổn thương phổi. Điều này dẫn đến tình trạng tràn dịch màng phổi. Tình trạng này rất khó để chữa khỏi bệnh, đặc biệt với giai đoạn cuối của ung thư. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng do tràn dịch màng phổi gây ra như giảm các cơn đau, sốt,…

Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin về tràn dịch màng phổi giúp bạn hiểu về bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần chính từ Fibrolysin để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

 

Tài liệu tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17373-pleural-effusion-causes-signs--treatment

https://www.webmd.com/lung/pleural-effusion-symptoms-causes-treatments

https://emedicine.medscape.com/article/299959-overview

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận