Những thông tin cần biết để điều trị hiếm muộn hiệu quả hơn
Vô sinh hiếm muộn là gì?
Hiếm muộn là tình trạng các cặp vợ chồng không thể thụ thai sau 12 tháng hoặc lâu hơn khi đã thực hiện quan hệ tình dục không bảo vệ. Cũng có thể hiểu rằng, tình trạng vô sinh hiếm muộn là bệnh lý xảy ra với hệ thống sinh sản của nam/nữ.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, tại Việt Nam có khoảng 7,7% cặp vợ chồng đang bị vô sinh, hiếm muộn. Con số này tương đương với 1.000.000 cặp đôi. Trong đó, các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi chiếm khoảng 50%. Thống kê này cũng cho biết, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn thứ phát (khó thụ thai sau lần mang thai đầu tiên) cũng đang có xu hướng gia tăng mỗi năm.
Hiếm muộn không chỉ gặp ở phụ nữ, nam giới cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. Khoảng 35% các cặp vô sinh hiếm muộn tại Mỹ có nguyên nhân xuất phát từ cả nam và nữ (Theo CDC - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ).
Hiếm muộn là một bệnh lý xảy ra với hệ thống sinh sản
Những thông tin cần biết về hiếm muộn
Hiện tại, tình trạng vô sinh hiếm muộn có thể điều trị tích cực nếu xác định được các nguyên nhân và mức độ bệnh. Do đó, hiểu về những vấn đề này cũng giúp bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Nguyên nhân gây hiếm muộn
Nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nam giới và nữ giới có thể khác nhau. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân hiếm muộn ở nữ giới, bao gồm:
- Rối loạn rụng trứng: Ảnh hưởng đến việc giải phóng trứng tại buồng trứng.
- Các bất thường về tử cung: Bao gồm các bất thường liên quan đến cổ tử cung, hình dạng của tử cung,…
- Các tổn thương/sự tắc nghẽn ống dẫn trứng: Thường do tình trạng bị viêm ống dẫn trứng gây ra.
- Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng nội mạc tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung.
- Suy buồng trứng nguyên phát (mãn kinh sớm): Buồng trứng ngừng hoạt động, kinh nguyệt kết thúc trước tuổi 40.
- Dính vùng chậu: Dải mô sẹo liên kết với các cơ quan có thể hình thành sau nhiễm trùng vùng chậu.
- Ung thư và đang được điều trị bằng những biện pháp như hóa trị, xạ trị.
- Sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ví dụ như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), sử dụng ma túy bất hợp pháp.
Nguyên nhân hiếm muộn ở nam giới, bao gồm:
- Sản xuất/chức năng tinh trùng bất thường: Thường do tinh hoàn không bình thường, các vấn đề sức khỏe như HIV, quai bị, tiểu đường hoặc do khiếm khuyết di truyền. Tĩnh mạch trong tinh hoàn bị giãn rộng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
- Các vấn đề liên quan đến cung cấp tinh trùng: Ví dụ như xuất tinh sớm, bị bệnh xơ nang, bệnh di truyền, các vấn đề liên quan đến cấu trúc tinh hoàn (tắc nghẽn, tổn thương).
- Thường xuyên tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường độc hại: Ví dụ như hóa chất, bức xạ, thuốc trừ sâu,…
- Ung thư và đang được điều trị bằng những biện pháp như hóa trị, xạ trị.
- Ảnh hưởng từ một số loại thuốc, ví dụ như thuốc chống viêm sulfasalazine, steroid đồng hóa,…
Các vấn đề liên quan đến tử cung, tinh trùng có thể gây ra hiếm muộn
Yếu tố làm tăng rủi ro bị hiếm muộn ở cả nam giới và nữ giới, bao gồm:
Yếu tố tuổi tác: Khả năng sinh sản sẽ giảm theo độ tuổi, nữ giới thường sẽ ở ngoài 30, đặc biệt giảm nhanh sau 37 tuổi. Nam giới trên 40 tuổi khả năng sinh sản cũng sẽ bị suy giảm.
Thường xuyên sử dụng thuốc lá: Đây là yếu tố nguy cơ làm giảm khả năng mang thai và kết quả điều trị hiếm muộn. Tình trạng sẩy thai cũng sẽ gia tăng ở phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc lá.
Sử dụng rượu: Rượu sẽ góp phần làm tăng nguy cơ hiếm muộn. Đặc biệt nếu nam giới sử dụng rượu nặng hoặc tần suất nhiều có thể làm giảm số lượng, khả năng di chuyển của tinh trùng.
Vấn đề cân nặng: Thừa/thiếu cân đều ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ bị hiếm muộn, vô sinh. Số lượng tinh trùng ở nam giới cũng sẽ suy giảm do béo phì.
Lối sống lười vận động: Điều này góp phần làm tăng nguy cơ bị béo phì. Ngoài ra, các vấn đề rụng trứng cũng có sự liên quan đến cường độ tập thể dục ở phụ nữ không thừa cân.
Hiếm muộn được xác định khi nào?
Tình trạng hiếm muộn có triệu chứng chính là không thể thụ thai trong ít nhất 12 tháng quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ áp dụng thêm những phương pháp xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe để xác định tình trạng hiếm muộn. Cụ thể như sau:
Tổng quan chung: Đánh giá sơ bộ về tình hình sức khỏe của 2 vợ chồng. Lấy thông tin về tần suất, thói quen khi quan hệ tình dục. Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Để xác định hiếm muộn, bác sĩ sẽ cần kiểm tra cả vợ và chồng
Chẩn đoán cho nam giới: Kiểm tra tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng. Kiểm tra xem có dị dạng, cục u nào không, hình dạng/cấu trúc của dương vật, tinh hoàn có gì bất thường không. Những phương pháp chẩn đoán được sử dụng như phân tích tinh dịch, xét nghiệm máu, siêu âm, xét nghiệm Chlamydia, sinh khiết tinh hoàn, xét nghiệm di truyền,…
Ở nam giới, nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những vấn đề sau:
- Số lượng tinh trùng thấp hoặc gặp các vấn đề khác liên quan đến tinh trùng.
- Có tiền sử về các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn, tình dục hoặc tuyến tiền liệt.
- Tinh hoàn nhỏ hoặc bị sưng ở bìu, đau, nổi hạch.
- Có tiền sử gia đình gặp vấn đề vô sinh.
- Sự phát triển của tóc bị ảnh hưởng.
- Đã/đang điều trị ung thư.
Chẩn đoán cho nữ giới: Thực hiện khám tổng quát, xác định tiền sử bệnh, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Những phương pháp chẩn đoán được sử dụng bao gồm xét nghiệm máu, chụp tử cung, nội soi ổ bụng. Ngoài ra có thể thực hiện nội soi buồng trứng, xét nghiệm di truyền, siêu âm vùng chậu, kiểm tra chức năng tuyến giáp,…
Ở nữ giới, nên đến gặp bác sĩ ngay khi gặp một số triệu chứng sau:
- Bạn trên 35 tuổi, đã thử nhiều biện pháp thụ thai trong tối thiểu 6 tháng qua nhưng không đạt hiệu quả.
- Bạn không có kinh nguyệt hoặc không đều. Đau lưng, vùng chậu, bụng, chuột rút dữ dội ngày hành kinh.
- Xuất hiện một số dấu hiệu nội tiết như da thay đổi, nhiều mụn trứng cá, rụng tóc, tiết dịch màu trắng từ núm vú, giảm ham muốn,…
- Đã bị sảy thai nhiều lần trước đó.
- Đã được chẩn đoán mắc một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,…
- Đã/đang điều trị ung thư.
Siêu âm là một phương pháp được sử dụng để chẩn đoán hiếm muộn
Biến chứng của hiếm muộn là gì?
Hiếm muộn có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Những tác động vật lý cũng sẽ dẫn đến một số vấn đề như sau:
- Hội chứng quá kích buồng trứng: Buồng trứng bị sưng, rò rỉ chất lỏng dư thừa, tạo ra nhiều nang.
- Mang thai ngoài tử cung: Là tình trạng trứng thụ tinh bên ngoài tử cung, đa số nằm trong ống dẫn trứng, có thể gây ra vỡ ống dẫn trứng.
- Chảy máu, nhiễm trùng: Trong một số trường hợp, các thủ thuật xâm lấn có thể gây ra biến chứng này.
- Nếu quá trình thụ thai không có kết quả sau thời gian dài, người bệnh dễ bị căng thẳng, trầm cảm. Sự lo lắng, cảm xúc quá mức cũng có thể xảy ra ở cả vợ/chồng của người bệnh.
Cách điều trị vô sinh hiếm muộn
Việc điều trị tình trạng vô sinh hiếm muộn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như giới tính, tuổi tác, nguyên nhân, mong muốn thụ thai của người bệnh, tình hình sức khỏe nói chung,… Cụ thể sẽ bao gồm như sau:
Điều trị hiếm muộn ở nữ giới
Đối với nữ giới, có thể được sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản hoặc thực hiện những biện pháp điều trị khác. Bao gồm:
Thuốc hỗ trợ sinh sản, được kê đơn để kích thích khả năng rụng trứng:
- Clomifene: Thuốc kích thích rụng trứng ở người rụng không đều hoặc không rụng.
- Metformin: Sử dụng cho người bị buồng trứng đa nang (PCOS), đặc biệt nếu họ gặp tình trạng kháng insulin.
- Gonadotropin cho người mãn kinh hoặc hMG: Có chứa hormone kích thích mọc trứng (FSH), hormone tạo hoàng thể (LH).
- Liệu pháp hormone thay thế cho FSH (ví dụ như Gonal-F, Bravelle), chất tương tự hormone để giải phóp gonadotropin (Gn-RH).
- Bromocriptine: Thuốc ức chế sản xuất prolactin, một chất kích thích sữa trong thời kỳ cho con bú. Nếu nồng độ chất này cao, chu kỳ rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng.
Các liệu pháp hormone thay thế có thể sử dụng để điều trị hiếm muộn
Ngoài sử dụng thuốc, để điều trị hiếm muộn ở nữ giới, bác sĩ có thể thực hiện thêm phương pháp kích thích sinh sản, phẫu thuật phục hồi sinh sản. Tuy vậy, những phương pháp này cũng có thể để lại một số biến chứng.
Điều trị hiếm muộn ở nam giới
Ở nam giới, để điều trị hiếm muộn, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể sẽ có những phương pháp như sau:
- Thay đổi lối sống, ăn uống hàng ngày: Điều này giúp tăng khả năng sản xuất và chất lượng của tinh trùng.
- Sử dụng một số loại thuốc giúp làm tăng nồng độ testosterone hoặc những hormone liên quan đến sinh sản khác. Hoặc những loại thuốc để điều trị rối loạn cương dương, tăng số lượng/chất lượng tinh trùng.
- Phẫu thuật khôi phục tình trạng tắc nghẽn, phục hồi khả năng sinh sản. Một số trường hợp, phẫu thuật có thể được áp dụng để điều trị tắc tĩnh mạch thừng tinh bị giãn.
Hỗ trợ kích thích sinh sản như thế nào?
Bên cạnh những phương pháp điều trị ở trên, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ thêm dưới đây để giúp kích thích sinh sản tốt hơn. Cụ thể như sau:
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART)
Là những công nghệ, phương pháp mà trong đó, trứng và tinh trùng sẽ được xử lý. Một số phương pháp sử dụng ART như sau:
- Thụ tinh nhân tạo (IUI): Là phương pháp hỗ trợ sinh sản được sử dụng phổ biến hiện nay. Tinh trùng sau khi lấy từ nam giới sẽ được làm sạch và bơm trực tiếp vào tử cung của nữ giới. Bạn phải uống thuốc hỗ trợ khi thực hiện phương pháp này.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Trứng ở nữ giới sẽ được chọc hút trước thời kỳ rụng trứng diễn ra, sau đó sẽ cho thụ tinh trực tiếp với tinh trùng trong ống nghiệm.
- Trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM): Phù hợp cho trường hợp người vợ bị buồng trứng đa nang. Sau khi tiêm thuốc hỗ trợ buồng trứng trong 4 ngày, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng non và nuôi trong lab. Tinh trùng lấy đồng thời sẽ được thụ tinh khi trứng non đạt yêu cầu.
- Tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI): Tinh trùng khỏe mạnh sẽ được tiêm trực tiếp vào trứng trưởng thành.
- Kỹ thuật hỗ trợ quá trình phôi làm tổ trên niêm mạc tử cung (quá trình nở trứng).
- Kích thích điện/rung để đạt được sự xuất tinh.
- Chọc hút tinh trùng bằng phẫu thuật lấy từ một phần đường sinh sản nam giới (ví dụ như ống dẫn tinh, tinh hoàn, mào tinh hoàn).
Thụ tinh nhân tạo là một phương pháp phổ biến để điều trị hiếm muộn
Cải thiện chế độ ăn uống, lối sống
Tuy không thể phòng ngừa hiếm muộn, nhưng những lưu ý dưới đây có thể làm tăng cơ hội mang thai cho các cặp đôi:
- Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia, ma túy, caffeine… để hạn chế tối đa các tác động xấu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả,… Tránh thực phẩm có nhiều carbohydrate tinh chế, đường.
- Nam giới nên tránh tắm ở nhiệt độ cao với nước nóng.
- Hạn chế sử dụng những loại thuốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn.
- Tập thể dục thường xuyên ở mức độ phù hợp để tăng chất lượng tinh trùng.
- Kiểm soát cân nặng vừa phải để không gây ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormone sinh dục.
- Tăng tần suất giao hợp thường xuyên hơn vào khoảng thời gian rụng trứng. Trung bình khoảng 6 ngày xảy ra trước – trong thời kỳ này.
Có thể sử dụng thêm các loại thảo dược giúp cải thiện khả năng sinh sản cho cả nam và nữ. Ví dụ như keo ong, nhân sâm, bạch tật lê, hoàng bá,… Trong đó:
Hoàng bá: Có khả năng hỗ trợ điều trị tình trạng viêm loét cổ tử cung, viêm lộ tuyến, kháng khuẩn, chống viêm. Theo Trung Dược Học, hoàng bá cũng có tác dụng giúp cho tổn thương tại cổ tử cung được tái tạo tổ chức nhanh hơn, từ đó tăng khả năng thụ thai.
Keo ong: Kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ bảo vệ các tế bào cơ thể, trong đó có các tế bào tại cơ quan sinh sản. Keo ong sẽ giúp những tế bào này không bị các gốc tự do tấn công. Từ đó giúp tế bào khỏe hơn và tăng cường được miễn dịch cơ thể.
Nhân sâm: Là thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc bổ sung nguyên khí, cường tráng thân thể. Đặc biệt ở nam giới có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, liệt dương,…
Một số thảo dược giúp kích thích sinh sản, hỗ trợ cải thiện hiếm muộn
Khi kết hợp các thảo dược này cùng với một số thành phần khác như L - Arginine, L – carnitine, kẽm,… có thể tăng được số lượng và chất lượng tinh trùng. Khả năng di chuyển của tinh trùng cũng sẽ tốt hơn, hormone sinh dục được điều hòa. Lượng trứng ở nữ giới cũng sẽ được tăng cường theo. Từ đó giúp tăng khả năng thụ thai ở các cặp vợ chồng đang bị hiếm muộn.
Hiện tại, việc giúp tăng cơ hội có con đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn đã không quá khó khăn. Tuy vậy, để có được kết quả tích cực, sẽ cần sự phối hợp và kiên trì của người bệnh và vợ/chồng của họ. Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo về tình trạng hiếm muộn. Bạn có thể đặt các câu hỏi liên quan khác dưới phần bình luận của bài viết, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết.
Tham khảo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/165748
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/infertility/index.htm
https://www.healthline.com/health/infertility#natural-treatments
https://www.medicalnewstoday.com/articles/165748#outlook
https://www.nhs.uk/conditions/infertility/diagnosis/
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16083-infertility-causes
https://www.healthline.com/health/pregnancy/signs-of-infertility
https://www.uclahealth.org/obgyn/infertility
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/symptoms-causes/syc-20354317?p=1
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/infertility
Bình luận